Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam
17:03 11/09/2018
Tải thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011
- Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Thông tư 16/2011/TT-NHNN
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THÔNG TƯ 16/2011/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: 16/2011/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân hàng Nhà nước).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước bao gồm: các Vụ, Cục, Sở giao dịch, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các đơn vị);
2. Kiểm soát viên, kiểm toán viên và cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước;
3. Các tổ chức, các nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử dụng đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
2. Kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước (gọi tắt là kiểm soát nội bộ) là công việc mà các cá nhân hoặc cá nhân của tổ chức kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình thực thi các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại đơn vị.
3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là kiểm toán nội bộ) là hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, từ đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo cho đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
4. Người thân của kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ trong Thông tư này được hiểu là bố (mẹ) đẻ, bố (mẹ) vợ (chồng), bố (mẹ) nuôi, vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của kiểm soát viên, kiểm toán viên đó và vợ chồng của những người này.
Mục 1. Hoạt động kiểm soát nội bộ
Điều 4. Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả.
2. Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả.
3. Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ.
4. Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là Thống đốc) trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với mọi hoạt động của đơn vị, trong đó tăng cường kiểm soát đối với hoạt động, nghiệp vụ có rủi ro cao.
2. Lãnh đạo các cấp của đơn vị đều phải nhận dạng, đánh giá rủi ro trong hoạt động để có biện pháp kiểm soát rủi ro, quản lý rủi ro thích hợp.
3. Hoạt động kiểm soát nội bộ gắn liền với các hoạt động hàng ngày của đơn vị; cơ chế kiểm soát nội bộ được quy định và tổ chức thực hiện ngay trong quy trình nghiệp vụ tại đơn vị dưới nhiều hình thức như:
a) Cơ chế phân cấp uỷ quyền được thiết lập và thực hiện một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị; tránh các xung đột lợi ích, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo cán bộ trong đơn vị không có điều kiện để thao túng hoạt động, che dấu thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan.
b) Cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cá nhân, các bộ phận trong quá trình xử lý quy trình nghiệp vụ.
c) Tuân thủ nguyên tắc kiểm soát kép. Nguyên tắc kiểm soát kép là yêu cầu trong việc phân công nhiệm vụ tại đơn vị có ít nhất hai người thực hiện và kiểm tra đối với một công việc nhằm đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả công tác. Không để một cá nhân nào có thể thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ và vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ; đồng thời phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan.
Điều 6. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ trong điều hành và xử lý công việc. Duy trì công tác kiểm soát nội bộ trong từng phòng, ban, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị.
2. Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
3. Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, tình hình tuân thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả.
4. Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ.... để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của đơn vị.
5. Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật.
Bạn có thể tải thông tư 16/2011/TT-NHNN tại đây
>>> tải thông tư 16/2011/TT-NHNN về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ
- Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm
Để được tư vấn chi tiết về thông tư 16/2011/TT-NHNN, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.