• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước......

  • Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ
  • kiểm toán nội bộ
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ

Kiến thức của bạn:

     Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

     Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán được phê duyệt. Và Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Thống đốc.

1. Mục tiêu hoạt động của Kiểm toán nội bộ

  • Đánh giá độc lập về tính thích hợp, tính tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách của ngành đối với đơn vị được kiểm toán.
  • Đánh giá về tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, các biện pháp khắc phục tồn tại, nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng tiền và tài sản nhà nước trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
[caption id="attachment_76039" align="aligncenter" width="459"]kiểm toán nội bộ kiểm toán nội bộ[/caption]

2. Các hình thức kiểm toán nội bộ

  • Kiểm toán trước: là hình thức kiểm toán được thực hiện trước khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có được những thông tin tin cậy để ra các quyết định.
  • Kiểm toán đồng thời: là hình thức kiểm toán được thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lượng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của đơn vị được kiểm toán.
  • Kiểm toán sau: là hình thức kiểm toán được thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị được kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
  • Các hình thức kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
  • Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt để quyết định hình thức kiểm toán thích hợp.

3. Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nội bộ

  • Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt.
  • Bảo đảm tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp; giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán. Tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ thể hiện:
    • Kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích. Mỗi kiểm soát viên, kiểm toán viên có quyền và nghĩa vụ báo cáo mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập khách quan của mình trước, trong khi thực hiện kiểm toán nội bộ với Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
    • Hạn chế tối đa việc kiểm soát viên, kiểm toán viên tham gia kiểm toán các hoạt động và các đơn vị (bộ phận) mà kiểm soát viên, kiểm toán viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý đơn vị (bộ phận) đó trong vòng 05 năm gần nhất;
    • Đảm bảo kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị (bộ phận) được kiểm toán; kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị (bộ phận) mà người điều hành đơn vị (bộ phận) đó là người thân của kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ;
    • Đảm bảo kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị (bộ phận) được kiểm toán; kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị (bộ phận) mà người điều hành đơn vị (bộ phận) đó là người thân của kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ;
    • Cần có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán.
  • Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; không can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán.
     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về kiểm toán nội bộ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178