Thông tư 05/2014 TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
21:10 20/08/2018
Thông tư 05/2014 TT-BCA Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định cụ thể về biểu mẫu, cách ghi biểu mẫu, kinh phí in và
- Thông tư 05/2014 TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- Thông tư 05/2014 TT-BCA
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thông tư 05/2014 TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2014/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ CHỨNG MINH NHÂN DÂN Căn cứ Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013; Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân. Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định cụ thể về biểu mẫu, cách ghi biểu mẫu, kinh phí in và quản lý biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013. Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Công dân làm thủ tục để được cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
- Công an các đơn vị, địa phương.
- Cán bộ Công an trực tiếp thực hiện công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Đơn đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND01).
- Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND02).
- Giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND03).
- Danh sách đề xuất duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND04).
- Phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân cần tra cứu (ký hiệu là CMND05).
- Đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND06).
- Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND07).
- Báo cáo công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CMND08).
- Công an các đơn vị, địa phương tổ chức in, phát hành và quản lý đối với mẫu CMND01, CMND08. Khi in, Công an các đơn vị, địa phương không được thay đổi nội dung của biểu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát biểu mẫu và có sổ sách theo dõi.
- Các mẫu CMND02, CMND03, CMND04, CMND05, CMND06, CMND07 được in trực tiếp từ máy tính khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân. Mẫu được in ra đã bao gồm các thông tin được trích xuất, thống kê từ cơ sở dữ liệu về Chứng minh nhân dân theo phạm vi lưu trữ của từng đơn vị.
- Mẫu CMND01, CMND02, CMND04, CMND05, CMND06, CMND08 được in trên khổ giấy 210 mm x 297 mm (A4); mẫu CMND03, CMND07 được in trên khổ giấy 148mm x 210mm (A5). Mẫu CMND01, CMND08 được in 02 mặt.
- Các mẫu được in bằng mực đen trên nền giấy trắng.
CÁCH GHI BIỂU MẪU Điều 6. Yêu cầu ghi biểu mẫu
- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
- Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
- Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư này. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
- Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
- Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã ghi trong biểu mẫu.
- Mẫu CMND01 được dùng để công dân kê khai thông tin nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
- Cách ghi thông tin:
- Mẫu CMND02 do cơ quan Công an tiếp nhận đơn đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân lập để công dân kiểm tra, ký vào tờ khai.
- Mã số, mã vạch một chiều: Mỗi hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân được gắn một mã số, mã vạch riêng để quản lý và được in trên tờ khai Chứng minh nhân dân.
- Từ mục 1 đến mục 16: Ghi các thông tin của công dân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
- Mục 17: Ảnh chân dung của công dân có kích thước 4cm x 6cm, nền ảnh màu trắng.
- Mục 18: Ghi đặc điểm nhận dạng của công dân theo quy định.
- Mục 19: Chỉ ghi một trong các trường hợp cấp, đổi, cấp lại.
- Mục 20: Ghi số lần đã cấp Chứng minh nhân dân cho công dân (tính cả lần hiện tại).
- Mục 21: Ghi tên cơ quan Công an lập tờ khai Chứng minh nhân dân.
- Mục 22: Cán bộ kiểm tra tờ khai Chứng minh nhân dân ký và ghi rõ họ tên sau khi kiểm tra bảo đảm thông tin đầy đủ, đúng theo quy định.
- Mục 23: Công dân ghi ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, ký và ghi rõ họ tên. Đối với trường hợp người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
- Mẫu CMND03 do cơ quan Công an tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân của công dân lập, cấp cho công dân để hẹn ngày đến nhận kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
- Thông tin trên Giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân được in trực tiếp từ máy in sau khi đã thu nhận thông tin nhân thân của công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo quy định.