• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như thế nào?...Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa...

  • Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như thế nào?
  • thời điểm chuyển rủi ro
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA   

Kiến thức của bạn:

     Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thương mại 2005

Nội dung tư vấn:    Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

  1. Chuyển giao hàng hóa

      Theo Điều 62 Luật thương mại 2005 quy định: “ Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển giao từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”

      Như vậy, thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa thông thường là kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua, nếu như hai bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

  [caption id="attachment_28206" align="aligncenter" width="275"]thời điểm chuyển rủi ro thời điểm chuyển rủi ro[/caption]

  1. Chuyển giao rủi ro

     Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định từ điều 57 đến Điều 61 LTM (năm 2005), Theo đó, các bên được thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

      2.1 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

      Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.

      2.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

     Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

      2.3 Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

      Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa.
  2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

     2.4 Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

     Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

     2.5 Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

     Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

  1. Trong trường hợp không được quy định tại Điều 57,58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
  2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ hình thức nào khác.”

       Như vậy các bên được thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
  • Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
  • Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
  • Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

      Quy định chuyển rủi ro đối với hàng hóa/tài sản trong trường hợp các bên chủ thể hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro giữa LTM và BLDS có sự khác nhau:

      Tại Điều 441 BLDS 2015 quy định:

      “ Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro

  1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

     Như vậy, LTM có quy định chi tiết hơn về các thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa, LTM cũng không phân biệt về các thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu

       Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178