Thỏa thuận nuôi con sau ly hôn của vợ chồng
15:29 25/06/2019
tư vấn thỏa thuận nuôi con sau ly hôn của vợ chồng Khởi kiện yêu cầu gia đình nhà chồng thực hiện thỏa thuận Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
- Thỏa thuận nuôi con sau ly hôn của vợ chồng
- Thỏa thuận nuôi con
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thỏa thuận nuôi con sau ly hôn của vợ chồng
Câu trả lời của bạn:
Xin chào luật sư
Tôi tên Phương năm nay tôi 23 tuổi. Tôi đã lập gia đình và có một cậu con trai hiện đã hơn 3 tuổi rưỡi. Tôi và chồng cũ đã ly hôn vào tháng 2 năm nay. Lúc đấy con của tôi đã hơn 3 tuổi. Hồi đấy chồng cũ thường xuyên đánh đập tôi và có nhiều mâu thuẫn nên tôi đã làm đơn ly hôn. Tôi làm đơn thì tháng 10 năm 2015, nhưng mãi đến tháng 2 năm 2016 tòa án mới quyết định triệu tập vì cả hai tranh giành nuôi con và một phần bên chồng không muốn li hôn nên thời gian kéo dài, trong lúc chờ đợi đến phiên tòa thì bên tòa án có gặp tôi và đưa ra hướng giải quyết là để bên nhà họ nội nuôi cháu đến khi cháu 6 tuổi lúc cháu đi học tiểu học mà tôi còn muốn nuôi cháu thì bên nội sẽ đồng ý cho tôi đón con về. Vì đưa ra những lời khuyên và tôi đã mềm lòng đồng ý với lời khuyên đấy. Cái thỏa thuận đấy có đánh ra văn bản và có hai bên gia đình kí.
Vậy cho tôi hỏi luật sư ạ. Nếu sau 3 năm tôi đón con mà bên nhà nội họ không cho thì tôi phải làm như thế nào ạ?
Mong được câu giải đáp từ bên Luật sư ạ. Cảm ơn rất nhiều!!!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
-
Cơ sở pháp lý:
-
Nội dung tư vấn:
Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
Nếu trong trường hợp con chị đủ 6 tuổi mà bạn muốn nuôi con mà bên nội không đồng ý. Thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết:
TH1: Khởi kiện yêu cầu gia đình nhà chồng thực hiện thỏa thuận
- Hồ sơ khởi kiện:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
+ Bản thỏa thuận giữa hai bên
+ Các giấy tờ khác chứng minh nghĩa vụ của bên kia.
- Thẩm quyền giải quyết
Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn.
TH2: Bạn có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Trường hợp chị có các căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:
- Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
– Đơn khởi kiện (theo mẫu)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực)
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ nộp tại Tòa án nơi người con đang cư trú.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tư vấn tranh chấp hôn nhân gia đình
- Tư vấn ly hôn miễn phí 1900. 6500
- Chia tài sản khi ly hôn
- Thời hạn giải quyết ly hôn
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn