• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi phạm vi khu vực nào được coi là khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều?..Hành lang bảo vệ đê điều được tính từ chân đê...tư vấn luật 19006500

  • Thế nào là khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều?
  • Hành lang bảo vệ đê điều
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hành lang bảo vệ đê điều

Câu hỏi của bạn về hành lang bảo vệ đê điều:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi phạm vi khu vực nào được coi là khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều? Mong nhận được ý kiến tư vấn của luật sư

     Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về hành lang bảo vệ đê điều:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hành lang bảo vệ đê điều chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành lang bảo vệ đê điều như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hành lang bảo vệ đê điều

2. Nội dung tư vấn về hành lang bảo vệ đê điều

     Việt  Nam là một nước có bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Trong phạm vi lãnh thổ cũng bao gồm hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy khổng lồ. Theo đó, việc xây dựng đê điều để điều tiết và bảo vệ ngăn nước ngập tại khu vực gần bờ sông và biển là điều rất cần thiết. Hiện nay, luật đê điều 2006 đã quy định về phạm vi hành lang bảo vệ đê điều để tránh các hành vi xâm phạm, làm ảnh hưởng đến chất lượng vầ chức năng của đê. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quản điểm tư vấn như sau:

2.1. Khái niệm về đê điều

     Hiện nay, có nhiều quan niệm về đê điều tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở: "Đê hay còn gọi là đê điều là một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển hoặc các loại đê nhân tạo tạm thời để ngăn nước ngập một khu vực cụ thể". Theo đó, đê được phân loại thành đê tự nhiên và đê nhân tạo.

     Dưới góc độ luật học, đê và đê điều được định nghĩa khác nhau và được quy định cụ thể tại điều 3 luật đê điều 2006, cụ thể:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ

..................................................................

     Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì chúng ta có thể hiểu về khái niệm đê điều như sau: Đê là công trình tự nhiên hoặc nhân tạo kéo dài dọc theo bờ sông hoặc bờ biển và có chức năng ngăn nước lũ của sông hoặc biển tràn vào khu vực đất liền cụ thể. [caption id="attachment_186463" align="aligncenter" width="665"] Hành lang bảo vệ đê điều[/caption]

2.2. Hành lang bảo vệ đê điều

     Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê. Theo đó, cách tính hành lang bảo vệ đê điều được quy định tại điều 23 luật đê điều 2006, cụ thể như sau:

  • Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
  • Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.

     Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế, mà xác định cấp đê theo quy định tại công văn 4116/BNN-TCTL về phân cấp đê. Cụ thể:

     - Đối với đê sông:

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)

Trên 1.000.000

1.000.000 đến trên 500.000

500.000 đến trên 100.000

100.000 đến trên 10.000

Dưới 10.000

Trên 150.000

I

I

II

II

II

150.000 đến trên 60.000

I

II

II

III

III

60.000 đến trên 15.000

I

II

II

III

IV

15.000 đến 4.000

I

III

III

III

V

Dưới 4.000

-

-

III

IV

V

 

Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)

Cấp đê

Trên 7.000

I - II

7.000 đến trên 3.500

II - III

3.500 đến 500

III - IV

Dưới 500

V

 

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m

I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

     - Đối với đê biển và đê cửa sông:

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)

Trên 200.000

200.000 đến trên 100.000

100.000 đến trên 50.000

50.000 đến 10.000

Dưới 10.000

Trên 100.000

I

I

II

III

III

100.000 đến trên 50.000

II

II

III

III

III

50.000 đến trên 10.000

III

III

III

III

IV

10.000 đến 5.000

III

III

III

IV

V

Dưới 5.000

III

IV

IV

V

V

 

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước triều thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m

I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

     - Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng:

Loại đê

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt

Cấp đê

Đê bao, đê chuyên dùng

Thành phố, khu công nghiệp, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội … quan trọng

III - IV

Các trường hợp còn lại

IV - V

Đê bối

Tất cả mọi trường hợp

V

    Sau khi đê được xếp cấp theo quy định trên thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp đê nhưng phải dựa trên các tiêu chí được quy định tại khoản 4, mục III công văn 4116/BNN-TCTL. Trong đó, Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689, thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt.

     Như vậy, Khu vực thuộc hành lang bảo vệ đê điều được tính dựa trên sự phân cấp đê theo quy định. Đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển. Đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng. Tuy nhiên, hành lang bảo vệ đê điều có thể được UBND tỉnh, thành phố nơi có đê điều chỉnh do các nguyên nhân về đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về hành lang bảo vệ đê điều, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178