Thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền ngân hàng
10:08 10/06/2019
thế chấp quyền sử dụng đất,... có cần chữ ký của con dâu không... hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ... hợp đồng tín dụng
- Thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền ngân hàng
- thế chấp quyền sử dụng đất
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Gia đình có tôi 3 thế hệ (ông, bà nội, vợ chồng 3 người con trai và các cháu nội) chung sống trên một mảnh đất rộng 300 m2, sổ đỏ cấp năm 2001, đứng tên hộ gia đình, ghi tên ông nội.Nguồn gốc đất: Đất ở nông thôn được nhà nước cấp năm 1973 cho bố mẹ tôi sau khi kết hôn. Hai trong số ba người con trai đã làm nhà trên phần đất đó (làm sau khi đã kết hôn, tiền làm nhà do cả 2 vợ chồng cùng đóng góp).
Năm 2014, vợ chồng người con cả làm thủ tục vay ngân hàng,lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên; giấy ủy quyền thế chấp có bố , mẹ và các con đẻ đã ký nhưng không có chữ ký của con dâu thứ 2 (cưới và nhập khẩu năm 1997) và cháu nội (sinh năm 1998 – tại thời điểm vay đã đủ 16 tuổi).
Nay, vợ chồng con cả không trả được ngân hàng do làm ăn thua lỗ. Ngân hàng khởi kiện đòi xử lý tài sản.
Hỏi:
- Người con dâu thứ 2 (có góp tiền làm nhà năm 2009) và cháu nội (sinh 1998) có thể làm đơn yêu cầu tòa án tuyên Hợp đồng thế chấp sổ đỏ và tài sản trên đất vô hiệu không?. Nếu vô hiệu thì vô hiệu một phần hay toàn bộ. Theo luật định thì trường hợp này xử lý như thế nào?
- Hợp đồng thế chấp sổ đỏ số 180 ngày 14/5/2014 bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng số 90 (không ghi ngày).
- Hợp đồng tín dụng số 90 được lập ngày 16/5/2014 (sau 2 ngày) ghi được bảo lãnh bằng hợp đồng thế chấp số 180 ngày 15/5/2015
Hỏi:
- Hợp đồng nào phải ký trước?
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng (lúc đó chưa có, thực tế là được lập sau đó 2 ngày) có được không?
- Hợp đồng tín dụng ghi được bảo lãnh bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 180 ngày 15/5/2014 (sai ngày, đúng là 14/5/2014). Từ điểm này, có thể bác bỏ, yêu cầu vô hiệu được HĐ nào không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2005
- Luật đất đai năm 2013
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Người con dâu có quyền khởi kiện tuyên hợp đồng vô hiệu không?
Điều 108. BLDS 2005- Tài sản chung của hộ gia đình
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 109. BLDS 2005 - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
-
Vì hồ sơ bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra các giả thiết sau:
Giả thiết trường hợp người con dâu thứ có tên trong hộ khẩu vào thời điểm hộ gia đình nhà bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,căn cứ theo luật đất đai 2003, Bộ luật dân sự năm 2005 thì người con dâu thứ hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân cấp huyện nơi hộ gia đình được cấp đất yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thế chấp tài sản.
Giả thiết trong trường hợp người con dâu thứ không có tên trong hộ khẩu của hộ gia đình được cấp sổ đỏ, thì người con dâu thứ không có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp tài sản.
Giả thiết trong trường hơp người con dâu thứ không có tên trong sổ hộ khẩu vào thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng có tham gia đóng góp trong quá trình xây dựng các công trình ( phải đăng ký biến động tài sản) thì cũng quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 106. BLDS 2005 Hộ gia đình
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Hợp đồng thế chấp hay hợp đồng tín dụng được ký trước?
Điều 343. BLDS- Hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Như vậy Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được ký kết trước hoặc đồng thời với hợp đồng tín dụng
Hợp đồng có vô hiệu khi ghi sai ngày không?
Điều 122. BLDS- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Hợp đồng vô hiệu nếu trong trường hợp không thỏa mãn các yêu cầu điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Liên kết ngoài tham khảo
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................