• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được luật quy định như thế nào? Liên hệ Luạt Toàn Quốc để được hỗ trợ

  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được luật quy định như thế nào?
  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được hiểu như thế nào?

     Khi ly hôn nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc nuôi con thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận đó, hoặc trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho người bố hoặc người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng nếu người trực tiếp nuôi con không đảm bảo cuộc sống cho con về vật chất và tinh thần thì người trực tiếp trông nom,nuôi dưỡng con sẽ bị thay đổi. Khi có căn cứ thì người có quyền có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

2. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

     Hiện nay pháp luật quy định các căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

     Như vậy sau khi ly hôn việc thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể xảy ra khi cha mẹ cùng nhau thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để con có được môi trường sống tốt nhất. Ngoài ra, nếu không có sự thỏa thuận nhưng một bên có đủ chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định. Khi thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con đối với con từ đủ 7 tuổi cơ quan có thẩm quyền phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Ai có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

     Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng có căn cứ cho rằng người trực tiêp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con thì những đối tượng sau đây được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

     Người thân thích  là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Theo đó người thân thích gồm ông, bà, chú, dì, cậu, mợ…

      Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

4. Thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con

     Theo quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp hoặc yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

      Ngoài ra tại điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

………………….

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

………………..

      Như vậy nếu việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo sự thỏa thuận của cha mẹ thì thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân nơi một trong hai bên cư trú, làm việc. Trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con không theo sự thỏa thuận của cha mẹ thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

5. Khó khăn khách hàng thường gặp khi thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

      Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Luật Toàn Quốc nhận thấy được những khó khăn khách hàng thường gặp phải trong quá trình giải quyết thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con như sau:
  • Khách hàng không nắm được căn cứ pháp lý để thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Khó khăn trong quá trình thu thập chứng cứ để cung cập cho tòa án giải quyết thay đồi người trực tiếp nuôi con;
  • Không biết cách soạn đơn khởi kiện như thế nào:
  • Không biết nộp đơn khởi kiện đến cơ quan nào.

6. Dịch vụ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

      Luật Toàn Quốc với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc tranh chấp/ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo đó Luật sư Luật Toàn Quốc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn cho khách hàng nắm được điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con;
  • Hướng dẫn khách hàng cách viết đơn yêu cầu/ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Hướng dẫn thủ tục thực hiện thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Thay mặt, đại diện khách hàng tham gia các buổi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết được nguyện vọng thay đổi quyền nuôi con của khách hàng;
Dịch vụ hay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

7. Hỏi đáp về thay đổi người trực tiếp nuôi con

Câu hỏi 1: Chi phí Luật sư giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?

     Phí Luật sư giải quyết thay đổi quyền nuôi con sẽ được xác định cụ thể sau khi Luật sư nắm được thông tin cơ bản về vụ việc của khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng vụ việc chi phí sẽ có thể khác nhau. Vì vậy trường hợp khách hàng cần hỗ trợ từ Luật sư có thể liên hệ cho Luật Toàn Quốc để biết chi phí chính xác cho vụ việc của mình.

Câu hỏi 2: Án phí giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con là bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đều là 300.000 đồng.

Câu hỏi 3: Thời gian giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định pháp luật là bao lâu?

Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

- Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 - 06 tháng.

- Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 - 03 tháng.

Tuy nhiên, thực tế có thể thời gian giải quyết ngắn hoặc hoặc dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. 

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất  

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178