• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu. Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cơ yếu quy định tại Mục 2...

  • Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu
  • thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC CƠ YẾU

Kiến thức của bạn:

     Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu

     Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cơ yếu quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

     1. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu

     a. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành cơ yếu

     Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có quyền:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 120/2013/NĐ-CP: Buộc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm an toàn, bí mật các thông tin bí mật Nhà nước khi truyền đi bằng các phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học.

     Chánh Thanh tra Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cơ yếu có quyền:

  • Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 25.000.000 đồng;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
     b. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ

     Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có quyền:

  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
[caption id="attachment_95876" align="aligncenter" width="457"]thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu[/caption]

     2. Phân định thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếu

     Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

     Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

  • Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
  • Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
  • Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực cơ yếuquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178