Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
14:17 12/07/2019
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh...Thanh tra kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân các cấp, Cơ quan thuế,...
- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
Kiến thức của bạn:
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 50/2016/ NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Nội dung tư vấn:
-
Hành vi vi phạm hành chính
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 50/ 2016/ NĐ-CP quy định: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một các các hình thức xử lý, đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền đồng thời buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
-
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 51, 52, 53, 54 Nghị định 50/ 2016/ NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền, các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả, mức phạt… đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Theo đó,
“ Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2.Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng kýkinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3.Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạchvà Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng kýkinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế
- Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng kýkinh doanh; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 54. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
4.Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.”
Như vậy, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh gồm:
- Thanh tra kế hoạch và Đầu tư
- Uỷ ban nhân dân các cấp
- Cơ quan thuế
- Cơ quan quản lý thị trường
- Mức xử phạt vi phạm hành chính do kinh doanh thuốc lá lậu
- Kinh doanh online vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp có đúng không
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.