• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:

  • Thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
  • Thẩm quyền của Công an
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

Câu hỏi của bạn về thẩm quyền của Công an nhân dân:

Thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Câu trả lời về thẩm quyền của Công an nhân dân:

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẩm quyền của Công an nhân dân, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thẩm quyền của Công an nhân dân như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền của Công an nhân dân:

2. Nội dung tư vấn về thẩm quyền của Công an nhân dân:

      Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định Thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

2.1 Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 500.000 đồng,

2.2 Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2.3 Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến500.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểma, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
[caption id="attachment_128727" align="aligncenter" width="450"]Thẩm quyền của Công an Thẩm quyền của Công an[/caption]

2.4 Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2.5 Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2.6 Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178