• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền của bộ đội biên phòng trong vi phạm hành chính: Thẩm quyền của bộ đội biên phòng trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điều 40...

  • Thẩm quyền của bộ đội biên phòng trong vi phạm hành chính
  • thẩm quyền của bộ đội biên phòng
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TRONG VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Kiến thức của bạn:

Thẩm quyền của bộ đội biên phòng trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nội dung tư vấn :      Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của bộ đội biên phòng trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

"1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này." [caption id="attachment_26415" align="aligncenter" width="442"]thẩm quyền của bộ đội quốc phòng Thẩm quyền của bộ đội quốc phòng[/caption]

Thứ nhất, thẩm quyền của bộ đội biên phòng là chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 500.000 đồng.

Thứ hai, thẩm quyền của bộ đội biên phòng là Trạm trưởng, Đội trưởng:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 2.500.000 đồng.

Thứ ba, thẩm quyền của bộ đội biên phòng là Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 25.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
    • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
    • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Thứ tư, thẩm quyền của bộ đội biên phòng là Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
    • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
    • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
    • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân và biện pháp khắc phục hậu quả

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính

Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

      Trân trọng ./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178