Tải Nghị định 132/2015/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa
17:31 28/10/2020
Nghị định 132/2015/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016
- Tải Nghị định 132/2015/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa
- Nghị định 132/2015/NĐ-CP
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHỊ ĐỊNH 132/2015/NĐ-CP
Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và bãi bỏ những quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
CHÍNH PHỦ ------- Số: 132/2015/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Cách hành vi vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa ở ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải cũng được áp dụng các quy định xử phạt tại Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến giao thông đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng các quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
3. Người điều khiển tàu biển, người điều khiển tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 32 hoặc người điều khiển tàu cá có hành vi vi phạm quy định tại Điều 13, Điều 22 của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều đó, đối với những hành vi vi phạm hành chính khác thì áp dụng hình thức, mức xử phạt quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để xử phạt.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả và áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.
4. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ quy định tại Điều 15 và Điều 18 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 5. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ rác hoặc rơm, rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
b) Buộc động vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây, để đồ vật, dựng lều quán hoặc có hành vi khác làm hạn chế tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;
b) Buộc phương tiện vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để đồ vật, tre, gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để bùn, đất, cát, sỏi hoặc chất thải khác rơi, trôi xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý dịch chuyển báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc có hành vi khác làm mất tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác không đúng quy định xuống luồng, trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;
b) Để phương tiện đâm, va vào công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình hoặc gây cản trở giao thông;
c) Dựng nhà, làm nhà nổi, xây dựng công trình không đúng quy định theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng nhà, làm nhà nổi, xây dựng công trình khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Xây dựng công trình trong phạm vi luồng không đúng quy định theo giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác, nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không đúng quy định theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên;
b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong luồng không đúng quy định theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên hoặc nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm mà không đúng với văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa;
d) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên hoặc nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.
10. Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Xây dựng công trình trong phạm vi luồng khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông;
c) Sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 9 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện, thiết bị được sử dụng để trực tiếp khai thác cát sỏi hoặc khoáng sản khác đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển cây, phương tiện, súc vật, đồ vật, tre, gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3; buộc tháo dỡ lều quán, nhà, nhà nổi, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8, Điểm a Khoản 10 và buộc tháo dỡ phần vi phạm của nhà, nhà nổi, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7, Điểm b Khoản 8; buộc thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 10 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Điểm a, Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều này. ......................................
Bạn có thể xem chi tiết về Nghị định 132/2015/NĐ-CP theo đường link dưới đây:
=>>> Tải văn bản tại đây: Nghị định 132/2015/NĐ-CP
Bài viết tham khảo:
- Thông tư 58/2020/TT-BCA về đăng ký phương tiện giao thông cơ giới
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Phạm Dung