Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định
15:41 02/08/2019
Thủ tục li hôn. Ai là người có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Bố có quyền giành quyền nuôi con dưới 36 tháng hay không và đó là trường hợp nào?
- Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định
- Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Câu hỏi của bạn về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Tôi muốn làm thủ tục li hôn và muốn biết luật về quyền nuôi dưỡng con khi con 18 tháng tuổi.
Mong được luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền nuôi con, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền nuôi con như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
2. Nội dung tư vấn về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Li hôn là giải pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà li hôn sẽ được tiến hành theo thủ tục khác nhau. Có lẽ sau mỗi cuộc hôn nhân đổ vỡ, con cái là điều khiến bố mẹ trăn trở nhất, đặc biệt là khi con còn quá nhỏ. Trước cuộc hôn nhân không thể cứu vãn, bố mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con cái sau này. Sau đây, chúng tôi xin tư vấn về thủ tục li hôn và quyền nuôi con:
2.1. Thủ tục li hôn
Li hôn có 2 hình thức: li hôn thuận tình và li hôn đơn phương. Căn cứ vào những điều kiện nhất định mà mỗi cặp vợ chồng sẽ giải quyết theo thủ tục khác nhau. Nếu vợ chồng li hôn không có bất cứ tranh chấp gì, thỏa thuận được các vấn đề về tài sản, con cái thì thủ tục sẽ được tiến hành là li hôn thuận tình. Ngược lại, nếu như vợ chồng có xảy ra bất cứ tranh chấp nào thì sẽ tiến hành theo thủ tục li hôn đơn phương. Do bạn không nêu cụ thể trường hợp của bạn, do đó chúng tôi xin tư vấn 2 trường hợp như sau:
a. Li hôn thuận tình
Theo quy định của Điều 55, Luật hôn nhân và gia đình 2014: Thuận tình li hôn được thực hiện khi thỏa mãn điều kiện sau:
- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn
- Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
=> Tham khảo: Thủ tục li hôn thuận tình
b. Thủ tục li hôn đơn phương
Theo quy định tại khoản 1 điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Hòa giải tại Tòa án không thành
- Chồng có hành vi bạo lực gia đình
- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng
- Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
=> Tham khảo: Thủ tục li hôn đơn phương
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì chồng không có quyền yêu càu li hôn đơn phương trong trường hợp vợ có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đối với việc li hôn trong trường hợp con nhỏ nên li hôn theo hình thức li hôn thuận tình. [caption id="attachment_170915" align="aligncenter" width="367"] Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi[/caption]
2.2. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi li hôn
1.Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định trên vợ chồng đều có nghĩa vụ đối với con cái sau khi li hôn. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ ưu tiên cho người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện đáp ứng cho sự phát triển của con.
Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn 18 tháng tuổi. Do đó, con bạn vẫn nằm trong trường hợp mẹ được ưu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ cần sự chăm sóc từ mẹ mà người khác khó có thể thay thế được, thậm chí là bố của chúng.
Kết Luận: Li hôn, con cái là 2 thuật ngữ luôn gắn chặt với nhau. Việc li hôn dẫn đến con cái sẽ thiếu đi sư chăm sóc từ cha hoặc mẹ và có lẽ đây sẽ là thiệt thòi lớn nhất của chúng. Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục li hôn cũng như quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn
Chuyên viên: Lê Thảo