Quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu
10:21 19/08/2019
Quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu., Căn cứ tại điểm e, Khoản 1, Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 .... Nghị định 85/2015/NĐ-CP ..
- Quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu
- quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NỮ KHI THAI NHI BỊ YẾU
Câu hỏi của bạn:
Tôi có gửi giấy khám thai đến công ty, trong giấy chỉ để là thai yếu không được đi nhiều và vận động hay cầm vật nặng quá 5kg thôi chứ không cho thời gian nghỉ dưỡng. Tôi nộp hết những giấy tờ gốc đó cho công ty rồi tôi nghỉ luôn. Tôi không còn gửi giấy tờ gì hết nếu kiện công ty thì tôi không còn gì để làm bằng chứng là tôi có giấy của bác sĩ ? Công ty và tôi không có liên lạc cho đến nay. Khi tôi đến rút bảo hiểm xã hội thì công ty bắt tôi nộp 2 khoản tiền( bồi thường hợp đồng, khoản thứ nhất là nửa tháng lương cơ bản 1.700.000đ, khoảng thứ 2 là tiền mua thẻ BHYT 1 năm công ty đã cấp cho tôi.).Tổng số tiền phải nộp cho công ty là 2.097.000đ. Do công việc hiện tại tôi cần rút sổ BHXH về nên tôi đã nộp số tiền đó cho công ty để lấy sổ BHXH về rồi, nhưng tôi thấy không hợp lý ở chỗ tôi phải bồi thường nửa tháng lương cơ bản. Vậy nhờ Luật sư tư vấn và đưa ra hướng dẫn quyết cho tôi phải làm gì để có thể đảm bảo được quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu như tôi.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ mang thai
Nội dung tư vấn :
Về quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu:
Căn cứ tại điểm e, Khoản 1, Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:
Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ mang thai cũng có quy định cụ thể về trường hợp này như sau:
“1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.“ [caption id="attachment_24289" align="aligncenter" width="472"] quyền lợi của người lao động nữ khi thai nhi bị yếu[/caption]
Do đó, bạn vẫn phải thông báo trước cho phía công ty và thời hạn báo trước thì do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động biết : Căn cứ theo Điều 156 Bộ luật lao động:
“Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã có giấy chỉ định của bác sĩ là cần phải nghỉ việc vì nếu tiếp tục đi làm có thể ảnh hưởng đến thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc công ty bảo bạn phải đóng nửa tháng lương cơ bản 1.700.000đ là trái pháp luât. Trong trường hợp này bạn phải chứng minh được mình có giấy là thai yếu không được đi nhiều và vận động hay cầm vật nặng quá 5kg theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh. Do đó có 2 trường hợp đặt ra cho bạn:
- Thỏa thuận lại với công ty nếu như bạn không có căn cứ chứng minh về vấn đề nghỉ do thai yếu.
- Xin lại giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh để có căn cứ làm đơn khiếu nại công ty ra Phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động