Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020 mới nhất
10:22 27/11/2019
Thành viên hội đồng quản trị là ai?....Ai có Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020...Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông...
- Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020 mới nhất
- Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020
Câu hỏi của bạn về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020:
Xin chào luật sư!
Trong mô hình quản trị của công ty cổ phần, những ai có quyền khởi kiện thành viên HĐQT. Mong sớm nhận được giải đáp từ luật sư
Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020 như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020
2. Nội dung tư vấn về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020
Trong quản lý, điều hành trong công ty các thành viên hội đồng quản trị không tránh khỏi những sai phạm. Do họ là những người hành trong công ty, vậy khi xảy ra vi phạm trong quá trình quản lý thì ai là người có quyền xử lý? Đây là cũng là thắc mắc của nhiều cổ đông. Hiện nay, vấn đề này đã được quy định tại luật doanh nghiệp năm 2014. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Thành viên HĐQT là ai?
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là thành viên hội đồng quản trị. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, thành viên hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp. Thành viên hội đồng quản trị chỉ xuất hiện trong công ty cổ phần và có từ 03 - 11 thành viên và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác. d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Căn cứ theo quy định trên có thể hiểu, thành viên hội đồng quản trị là người có quyền quản lý công ty cổ phần được bầu theo số lượng hạn chế theo nhiệm kỳ không quá 05 năm, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. [caption id="attachment_184329" align="aligncenter" width="600"] Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020[/caption]
2.2. Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020
Điều 161 Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT. Trong đó, chỉ có những chủ thể sau có quyền khởi kiện:
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định của luật doanh nghiệp
- Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
- Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Theo đó, Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện.
Kết luận: Từ những quy định cụ thể nêu trên, có thể thấy rằng chỉ có Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng mới có quyền khởi kiện về hành vi sai phạm của thành viên HĐQT. Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm hay lạm quyền của các chủ thể có quyền quản lý, đồng thời cũng ngăn chặn việc kiện tụng không đúng mục đích của các chủ thể khác đối với những chủ thể có quyền quản lý nêu trên.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung