• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kháng cáo và kháng nghị về mặt bản chất đều được hiểu là việc người hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đồng  ý với bản án sơ thẩm

  • Quyền kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào?
  • Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào

Câu hỏi về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Câu trả lời về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào

2. Nội dung tư vấn về kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

  • Phân biệt kháng cáo và kháng nghị bản án theo quy định của BLTTHS 2015

Tiêu chí Kháng cáo Kháng nghị
Căn cứ pháp lý      Điều 331, 333, 335, 339 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015      Điều 336, 337, 339, chương 25 và chương 26 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015
Khái niệm      Kháng cáo được hiểu là việc người có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án xét xử sơ thẩm xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật khi họ không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm      Kháng nghị là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đồng ý với với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án và gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền để làm ngừng hiệu lực thi hành đối với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định
Chủ thể thực hiện       Theo quy định tại điều 331 của BLTTHS năm 2015 thì những người sau đây sẽ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của Tòa án:      Thứ nhất, Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.      Thứ hai, Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.      Thứ ba, Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.      Thứ tư, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.      Thứ năm, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.      Thứ sau, Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.      Theo quy định của BLTTHS thì sẽ có 3 hình thức kháng nghị, tương ứng với từng loại kháng nghị mà sẽ có thẩm quyền nhất định, cụ thể:      Thứ nhất, Kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm      Thứ hai, Việc kháng nghị giám đốc thẩm sẽ tùy từng trường hợp mà thuộc thẩm quyền của:
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
     Thứ ba, Kháng nghị tái thẩm sẽ tùy từng trường hợp mà thuộc thẩm quyền của:
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 
  • Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Thời hạn thực hiện      - Nếu là kháng cáo bản án sơ thẩm thì thời hạn thực hiện là: 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày họ nhận được bản án hoặc được niêm yết ( đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà)
     - Nếu là kháng cáo quyết định sơ thẩm  thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
     - Nếu là  quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét.
     - Kháng nghị bán án sơ thẩm: thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.      - Kháng nghị quyết định sơ thẩm: đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.
  • Đối với Giám đốc thẩm:
     - Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.      -  Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.      -  Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Đối với Tái thẩm:
     - Theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.      - Theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.      - Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
[caption id="attachment_154480" align="aligncenter" width="408"]Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào[/caption]

     Tóm lại, Kháng cáo và kháng nghị về mặt bản chất đều được hiểu là việc người hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đồng  ý với bản án sơ thẩm và có đơn yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại bản án hay quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên giữa kháng cáo và kháng nghị cũng có nhiều điểm khác nau như: chủ thể thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị hay thời hạn kháng cáo kháng nghị ...

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Kháng cáo và kháng nghị khác nhau thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178