• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về việc lựa chọn đặt tên đường phố và công trình công cộng được quy định cụ thể tại Nghị định 91/2005/NĐ-CP như sau:

  • Quy định về việc lựa chọn đặt tên đường phố và công trình công cộng
  • lựa chọn đặt tên đường phố
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LỰA CHỌN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

Câu hỏi của bạn về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố:

Quy định về việc lựa chọn đặt tên đường phố và công trình công cộng

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề lựa chọn đặt tên đường phố:

Hiện nay, theo đà phát triển kinh tế - xã hội, các đô thị ngày càng nhiều. Mà đô thị càng nhiều, hệ quả tất yếu là các con phố, mái nhà đều phải đặt tên, ghi số. Việc đặt tên phố phường được thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

2.1 Lựa chọn đặt tên đường phố

     Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây:

  • Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
  • Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
  • Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
  • Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
  • Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

     Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.

  • Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố loại I trực thuộc Trung ương cần quy hoạch đại lộ. Tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.
  • Đường, phố quá dài, căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể phân ra từng đoạn để đặt tên.
  • Không đặt tên cho ngõ (kiệt), ngách (hẻm). Ngõ (kiệt) được gọi theo biển số nhà đầu ngõ (kiệt), tính từ đầu phố kèm theo tên phố; ngách (hẻm) được gọi theo biển số nhà đầu ngách (hẻm), tính từ đầu ngõ (kiệt).
[caption id="attachment_131604" align="aligncenter" width="450"]lựa chọn đặt tên đường phố lựa chọn đặt tên đường phố[/caption]

2.2 Lựa chọn đặt tên công trình công cộng

     Theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 91/2005/NĐ-CP, việc lựa chọn đặt tên công trình công cộng được thực hiện như sau:

  • Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hoá của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
  • Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hoá, xã hội.
  • Tên di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hoá.
  • Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
  • Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
  • Việc đặt tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. Các công trình công cộng khác ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định.
Như vậy, việc đặt tên các con phố, đường phố, các công trình công cộng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Đối với các trường hợp đặt tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng sẽ phải do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về việc lựa chọn đặt tên đường phố và công trình công cộng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Quỳnh Mai      

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178