• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về vấn đề chủ động phục hồi danh dự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 được quy định cụ thể như sau:

  • Quy định về vấn đề chủ động phục hồi danh dự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
  • chủ động phục hồi danh dự
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHỦ ĐỘNG PHỤC HỒI DANH DỰ

Câu hỏi của bạn về vấn đề chủ động phục hồi danh dự:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:

Quy định về vấn đề chủ động phục hồi danh dự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề chủ động phục hồi danh dự:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề chủ động phục hồi danh dự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề chủ động phục hồi danh dự như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề chủ động phục hồi danh dự:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề chủ động phục hồi danh dự:

     Việc chủ động phục hồi danh dự được quy định tại Điều 57 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 68/2018/NĐ-CP như sau:

2.1 Trình tự chủ động phục hồi danh dự

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
  • Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật này.
  • Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung đó để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.
  • Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
  • Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật này thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự. Việc từ chối phải thể hiện bằng văn bản; trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản,trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
  • Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
[caption id="attachment_133168" align="aligncenter" width="450"]chủ động phục hồi danh dự chủ động phục hồi danh dự[/caption]

2.2 Văn bản thông báo tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS

  • Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các nội dung chính sau đây:
    • Thời gian, địa điểm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
    • Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
    • Phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại.
  • Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản và gửi cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại. Trong trường hợp người bị thiệt hại trả lời bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.

     Trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận được trả lời của người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.

     Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật dân sự không tính vào thời hạn trả lời quy định tại Khoản này.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề chủ động phục hồi danh dự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178