Quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè
19:42 27/01/2018
Quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè:Thời gian nghỉ hè đối với giáo viên là 2 tháng và trùng với thai sản...
- Quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè
- thời gian hưởng chế độ khi sinh con
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỜI GIAN HƯỞNG CHẾ ĐỘ KHI SINH CON
Câu hỏi của bạn:
Năm 2018 - Thời gian nghỉ hè thường là 2 tháng 6 và 7. Như vậy trùng với thời gian tôi nghỉ chế độ thai sản. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có được quyền nghỉ chế độ thai sản 6 tháng như bình thường (từ T2--> tháng 08/2018) và xin nghỉ phép nghỉ bù 2 tháng phép về sau nữa không? Nếu trong trường hợp thời gian thai sản của giáo viên có tính nghỉ hè, tôi được quyền nghỉ thêm 2 tháng mà nhà trường không bố trí được người làm thay thế, tôi phải đi làm thì nhà trường có phải trả lương cho tôi thêm 2 tháng đó nữa không? Cảm ơn ạ.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Bộ luật lao động năm 2012
- Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè ngày 18/8/2017
Nội dung tư vấn thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Thời gian hưởng chế độ sinh con
Ngoài thời gian hưởng chế độ khi khám thai, khi sinh con, người lao động sẽ có thêm chế độ về thời gian hưởng chế độ sinh con. Quy định về thời gian hưởng chế độ sinh con, khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Như vậy, tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong đó thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Đối với trường hợp của bạn, khi bạn sinh con trong điều kiện bình thường, bạn sẽ có thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng từ tháng 02 đến tháng 08/2017. Số tiền được hưởng chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. [caption id="attachment_72775" align="aligncenter" width="377"] thời gian hưởng chế độ khi sinh con[/caption]
2. Cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với thời gian nghỉ hè
Theo Khoản 7, Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm.
Điều 3 Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGC quy định về việc nghỉ thai sản đối với giáo viên như sau:
“Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”
Điều 111, 112 BLLĐ quy định thời gian được nghỉ việc có lương là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường và cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, sau khi nghỉ đủ 6 tháng theo chế độ thời gian hưởng chế độ khi sinh con thì có thể được nghỉ tối đa 12 ngày làm việc hoặc hơn tương ứng với số năm làm việc của bạn tại trường. Trường hợp nhà trường không thể sắp xếp được giáo viên dạy thay bạn thì bạn sẽ được thay toán tiền nghỉ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC:
“Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm. Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.”
Do vậy, theo quy định của pháp luật, bạn có thể lựa chọn xin nghỉ phép hoặc đi làm và nhận tiền trợ cấp theo quy định như trên.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế
- Chế độ hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về nội dung quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.