• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Một số quy định của pháp luật hiện nay về thẩm quyền của Tòa án được trình bày như sau....Luật tố tụng hành chính 2015.....

  • Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính
  • thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Câu hỏi của bạn về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề cần giải đáp như sau: Luật sư cho tôi hỏi thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Tôi trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính

2. Nội dung tư vấn về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính

     Trong quy định pháp luật hiện nay, Tòa án nước ta bao gồm như sau: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa quân sự. Việc phân chia như vậy để quy định rõ chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi Tòa án, không phải Tòa án nào cũng có quyền hạn giống nhau tuyệt đối. Thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính được quy định cụ thể như sau:

2.1 Thẩm quyền Tòa án cấp huyện

Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về Thẩm quyền của tòa án trong tố tụng hành chính là tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

2.2 Thẩm quyền Tòa án cấp tỉnh

Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015

Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

6. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

7. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. (Sửa đổi bổ sung Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước)

8. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

    Căn cứ vào quy định tại Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015, ta có thấy rõ được sự khác biệt về thẩm quyền cũng như đối tượng giải quyết vụ án hành chính giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Đối tượng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã rộng hơn so với tòa cấp dưới. Nếu như tại quy định của Luật tố tụng hành chính Điều 31 đối tượng của Tòa án cấp huyện bao gồm trong phạm vi quản lý từ cấp huyện trở xuống thì tại điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015, đối tượng của Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước từ trung ương cho đến địa phương (Chủ yếu là trung ương). Cũng vì tính chất hoạt động quản lý nên trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng cao hơn. [caption id="attachment_199404" align="aligncenter" width="382"] Thẩm quyền Tòa án trong tố tụng hành chính[/caption]

2.3 Thẩm quyền Tòa án cấp cao

Theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, thẩm quyền của Tòa án cấp cao được quy định cụ thể như sau:

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2.4 Thẩm quyền Tòa án nhân dân tối cao

Dựa theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

2.4.1 Thẩm quyền giám đốc thẩm

Theo điều 266 của Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau

Điều 266. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

3. Những vụ án phức tạp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Quy định của pháp luật về vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;

b) Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;

c) Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

[caption id="attachment_199402" align="aligncenter" width="385"] thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng hành chính[/caption]

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền Tòa án trong tố tụng hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178