• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thương mại, chủ thể tham gia quan hệ đấu giá, phương thức đấu giá hàng hóa

  • Quy định về đấu giá hàng hóa trong thương mại
  • Đấu giá hàng hóa trong thương mại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đấu giá hàng hóa trong thương mại

Câu hỏi của bạn về đấu giá hàng hóa trong thương mại:

Kính gửi Luật sư!

Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi về hoạt động đấu giá hàng hóa trong thương mại?

Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về đấu giá hàng hóa trong thương mại:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đấu giá hàng hóa trong thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đấu giá hàng hóa trong thương mại như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đấu giá hàng hóa trong thương mại:

2. Nội dung tư vấn về đấu giá hàng hóa trong thương mại:

   Khoản 1, Điều 185, Luật thương mại 2005 quy định:

“Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.

   Có thể hiểu đấu giá hàng hóa là sự công khai cạnh tranh của tất cả những người cùng muốn mua hàng hóa và hàng hóa sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa là quan hệ mua bán mà trong đó chỉ có một người bán nhưng lại có rất nhiều người mua. Tất cả những người mua đều muốn mua hàng hóa đó nhưng hàng hóa có hạn một nên chỉ một số người có khả năng mua được. Do vậy, khi cạnh tranh nâng giá hàng hóa lên cao nhất, người bán sẽ thu được số tiền lớn từ việc đấu giá hàng hóa. [caption id="attachment_146884" align="aligncenter" width="550"] Đấu giá hàng hóa trong thương mại[/caption]

2.1. Chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa:

   Chủ thể trong quan hệ đấu giá bao gồm: người có hàng hóa, người bán đấu giá, người điều hành đấu giá và người mua hàng hóa.

   Người có hàng hóa tức là chủ sở hữu của hàng hóa đó.

   Người bán đấu giá là chủ sở hữu của hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.

   Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

   Người mua hàng hóa sẽ là người tham gia đấu giá hàng hoá có nhu cầu mua hàng hóa đó (tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá). Có rất nhiều người tham gia đấu giá nhưng người mua được hàng hóa chỉ có một.

   Các chủ thể này khi tham gia quan hệ đấu giá sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau, có thể được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Ngoài quyền và nghĩa vụ trên hợp đồng thì các chủ thể này cũng phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

2.2. Phương thức đấu giá hàng hóa:

   Khoản 2, Điều 185, Luật thương mại 2005 quy định về phương thức đấu giá hàng hóa như sau:

“Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:

a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng”.

   Phương thức trả giá lên: Giá khởi điểm là giá đã được định trước. Trong buổi đấu giá, những người tham gia sẽ trả giá nâng dần giá lên theo từng mức nhất định. Người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm sẽ là người mua được hàng hóa.

   Phương thức đặt giá xuống: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp người mua không chấp nhận giá khởi điểm quá cao của hàng hóa hoặc người bán muốn bán hàng hóa đi thật nhanh. Giá của hàng hóa được giảm xuống từ từ cho đến khi có người quyết định mua hàng hóa đó.

2.3. Những người không được tham gia đấu giá:

   Không phải tất cả mọi người đều có quyền tham gia đấu giá, pháp luật quy định 4 trường hợp không được phép tham gia đấu giá bao gồm:

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình: Đây là nhóm người được xác định là mất khả năng kiểm soát hành vi của mình. Nếu tham gia đấu giá họ không thể điều chỉnh được ý chí cũng như hành động gây thiệt hại  đối với đối với các chủ thể khác tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa.

- Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó: Những người này thuộc đối tượng có mối quan hệ thân thiết đối với những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá, và có thể giá hàng hóa và những thông tin liên quan được tiết lộ, pháp luật cấm những người này tham gia đấu giá thể hiện sự công bằng, trung thực trong hoạt động này.

- Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó: cũng tương tự như đối tượng trên, nhằm ngăn cấm sự gian dối, đảm bảo công bằng, lợi ích của các bên tham gia thì pháp luật phải cấm đối tượng này tham gia đấu giá.

- Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật: tùy trng những trường hợp  cụ thể và loại hàng hóa cụ thể, pháp luật có quy định riêng về các đối tượng không được phép mua hàng hóa đấu giá.

Kết luận: Hoạt động đấu giá hàng hóa là một hình thức chuyển quyền sở hữu hàn hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa nói riêng. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động này, góp phần đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia đấu giá hàng hóa, hạn chế hành vi vi phạm phạm luật, tạo ra ôi trường kinh doanh lành mạnh.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về đấu giá hàng hóa trong thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Chuyên viên Thảo Ngân.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178