Quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ 2021
16:45 24/09/2020
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người thay mặt doanh nghiệp thực hiện các công việc, giao dịch với cá nhân khác...
- Quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ 2021
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Câu hỏi của bạn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: theo tôi được biết Luật Doanh nghiệp 2020 đã được Quốc hội thông qua, bắt đầu từ năm 2021 sẽ được áp dụng. Tôi dự định thành lập doanh nghiệp cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, vậy tôi cần chú ý những gì về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mình.
Xin chân thành cảm ơn./.
Câu trả lời của Luật sư về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
1. Căn cứ pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
2. Nội dung tư vấn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu chung nhất là người thay mặt doanh nghiệp thực hiện các công việc, nhiệm vụ, đại diện trong các giao dịch. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng khi quy định số lượng người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp mình. Về cơ bản, so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 vẫn giữ nguyên các quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây cũng là xu thế phát triển kinh tế chung, phù hợp với quy luật phát triển, hội nhập của đất nước. Nội dung cụ thể như sau: [caption id="attachment_203008" align="aligncenter" width="394"] Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp[/caption]
2.1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?
Luật doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu là:
Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên, về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham giạ tố tụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó:
- Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết hơn về trường hợp nếu như chỉ còn một người đại diện theo pháp luật đang có mặt tại Việt Nam, điều này nhằm khắc phục các hạn chế về việc trong quá trình tham gia các giao dịch hoặc đang trong quá trình giải quyết vụ việc với cơ quan Nhà nước;
- Hoặc chi tiết hơn trong trường hợp công ty TNHH hai thành viên chỉ còn lại một thành viên duy nhất thì người đại diện theo pháp luật được xử lý như thế nào;
2.2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
Song song với điều kiện trở thành, quyền của người đại diện theo pháp luật thì người đại diện cũng có các trách nhiệm Luật định. Cụ thể các trách nhiệm đó được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tại điều 13 như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có tinh thần trách nhiệm, luôn hướng tới mục tiêu lâu dài là lợi ích của doanh nghiệp. Khi gây thiệt hại từ các hành vi không phải thuộc thẩm quyền, quyền hạn của mình thì phải bồi thường. [caption id="attachment_203009" align="aligncenter" width="422"] Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp[/caption]
2.3. Lưu ý đối với trường hợp người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
Trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh tồn tại các cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức; đối với những cổ đông hoặc thành viên này phải cử người đại diện theo ủy quyền nguồn vốn của đơn vị tại các doanh nghiệp đó. Cụ thể, những lưu ý đó được thực hiện như sau:
- Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
- Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
- Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông; b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền; c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền; d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
- Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Để đảm bảo người đại diện của tổ chức tại các đơn vị này được thực hiện theo đúng tiêu chí, mục đích đã được tổ chức đề ra, pháp luật quy định về trách nhiệm của họ như sau:
Điều 15. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
1. Người đại diện theo ủy quyền nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba.
2. Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện.
3. Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện do vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.
Kết luận: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là những người nhân danh doanh nghiệp thực hiện các công việc, ký kết hợp đồng hoặc là người đại diện làm việc với các cơ quan Nhà nước, tham gia tố tụng...Người đại diện theo pháp luật phải có trách nhiệm theo quy định của luật.
Bài viết tham khảo:
- Pháp luật có cho phép hai người làm người đại diện theo pháp luật không?
- Mẫu thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật 2020
Để được tư vấn chi tiết về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.