• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

quy định mới của bộ luật dân sự 2015 về lãi suất vay so bộ luật dân sự 2005 về lãi suất đã có nhiểu thay đỏi phủ hợp với thực tế cụ thể

  • Quy định mới của bộ luật dân sự 2015 về lãi suất vay
  • quy định mới của bộ luật dân sự 2015
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn: 

Quy định lãi suất trong khi cho vay tiền của luật dân sự mới (2015) có khác gì với luật cũ (2005)? 

Câu trả lời: 

- Căn cứ pháp lý:

   + Bộ luật Dân sự 2015

   + Bộ luật Dân sự 2005

- Nội dung tư vấn:

Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản đặc biệt trong trường hợp cụ thể là vay tiền đã được thay đổi trong Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể là: 

Bộ luật Dân sư 2015 quy định về lãi xuất trong Hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Mặt khác tại điều 466 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


     Quy định tại Điều 468 là một trong những thay đổi quan trọng và được đánh giá là có thể hạn chế được những bất cập trong việc áp dụng quy định về lãi xuất theo Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, lãi suất vay là do chính các bên thỏa thuận là có hay không có, nếu vay có lãi thì lãi xuất thảo thuận phải không được quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, không như cách tính lãi suất thỏa thuận theo mức tham chiếu là Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 “1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.”. Việc thay đổi đã giải quyết được mâu thuẫn giữa quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 1 của thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Thêm vào đó, quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và khoản 2, 3 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất.
   Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”( Điều 466)
Bộ luật dân sự 2005 quy định rằng: “4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.” (Điều 474)
     Khi có tranh chấp về hợp đồng cho vay tài sản, cụ thể là khi đến hạn trả nợ mà bên nợ cố tình chây ỳ không chịu trả nợ thì theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 lãi suất chậm trả được tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất này thường là thấp hơn lãi suất thỏa thuận giữa hai bên, như vậy các đối tượng đi vay sẽ có thể cố tình không trả nợ đúng hạn điều này không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của bên cho vay. Do đó, sự thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 đã thực tế hơn, đánh giá vào chính ý chí phải trả nợ của bên đi vay, và đảm bảo sự thỏa thuận về lãi suất quá hạn của các bên, từ đó thể hiện nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt của Bộ luận dân sự là nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên.

    Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về quy định mới của bộ luật dân sự 2015 quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178