Quy định của pháp luật Việt Nam về nhóm công ty
11:15 20/12/2023
Các công ty có thể liên kết, chi phối nhau để hình thành nên các nhóm công ty, tập đoàn...Đặc điểm của nhóm công ty bao gồm 4 nội dung..
- Quy định của pháp luật Việt Nam về nhóm công ty
- Đặc điểm của nhóm công ty
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định của pháp luật về nhóm công ty
Câu hỏi của bạn: Xin chào luật sư! Tôi muốn được tư vấn về trường hợp sau: Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - công ty con đều là các mô hình của nhóm công ty. Vậy hiện tại nhóm công ty được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam? Tôi xin cảm ơn Luật sư
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nhóm công ty, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn nhóm công ty như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
1. Khái niệm nhóm công ty
Sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, của tiến bộ khoa học kĩ thuật của nhu cầu tập trung vốn giảm chi phí kinh doanh, phân tán rủi ro làm xu hướng hình thành các nhóm công ty trở nên mạnh mẽ. Xét từ góc độ lí luận về hành vi tổ chức, nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều chủ thể tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Từ các cơ sở trên, có thể khái niệm về nhóm công ty như sau: "Nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty, tương tác và mối quan hệ lâu dài về kinh tế công nghệ, thị trường loại trừ sự cạnh tranh khác nhau nhằm cùng hướng tới mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn và tối đa hóa lợi nhuận"
2. Đặc điểm của nhóm công ty
Thứ nhất nhóm công ty là một tập hợp của hai hay nhiều công ty. Các công có mối quan hệ qua lại, tương với nhau trên cơ sở hoạt động đầu tư kinh doanh và hợp đồng xác lập giao dịch. Các công ty trong nhóm hoàn toàn độc lập về mặt pháp và kinh doanh. Mặc dù vậy, quá trình tương tác của các công làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty và sự phát triển chung của nhóm. Động lực này có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách thức và nguyên tắc thực hiện quan hệ giữa các công ty trong nhóm. Nhóm công ty là một tập hợp, một tổ chức, tuy nhiên, tổ chức này không đáp ứng các điều kiện về tư cách pháp nhân.
Thứ hai, nhóm công ty được hình thành với mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối ưu hoá lợi nhuận. Các công ti đơn lẻ vừa thiếu vốn, vừa thiếu công nghệ không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thể tập hợp để hình thành nhóm công ty. Nhóm công ty có nhiều lợi thế trên thị trường: lợi thế về tập trung nguồn lực, lợi thế quy mô, lợi thế thương hiệu, lợi thế chuyên môn hoá, lợi thế về tính thống nhất. Do đó, nhóm công có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho những công ty quy mô nhỏ, giảm thiểu những rủi ro từ biến động thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, các công ti trong nhóm phải cùng nhau cam kết thực hiện các thỏa thuận hình thành nhóm, từng công ty phải điều chỉnh mục tiêu kinh doanh của công phù hợp với mục đích chung của nhóm công ty. Tùy từng giai đoạn, nhóm công ty có thể xây dựng những mục tiêu chiến lược khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế mới.
Thứ ba, nhóm công ty có nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức. Để nhóm công ty hoạt động hiệu quả, các công ty thành viên phải cùng nhau xây dựng các quy tắc, nội quy, quy chế hoạt đang, xây dựng mô hình quản lí để đảm bảo các mục tiêu thành lập nhóm. Những quy tắc, nội quy, quy chế hoạt động được thể chế trong điều lệ công ty. Mô hình quản lí tương đối phức tạp và phụ thuộc vào số lượng công ty tham gia vào nhóm.
Thứ tư, trong nhóm công ty có công ty giữ quyền chi phối các công ty còn lại. Công ty giữ quyền chi phối đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển của nhóm công ty, chủ tri xây dựng điều lệ nhóm công ty, xây dựng bộ máy quản trị nhóm công ty.
3. Các hình thức nhóm công ty
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nhóm công ty có hai hình thức cơ bản: Tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Cụ thể:
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
4. Thế nào là công ty mẹ, công ty con?
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Như vậy, để có thể đứng vững trên thị trường khốc liệt thì các công ty cần liên kết, chi phối hỗ trợ nhau để hình thành nên các nhóm công ty có mối liên hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Bài viết tham khảo:
- Thành lập tập đoàn kinh tế theo quy định của pháp luật
- Dịch vụ thành lập công ty TNHH
- Dịch vụ soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Liên hệ Luật sư tư vấn về đặc điểm của nhóm công ty
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về đặc điểm của nhóm công ty mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về đặc điểm của nhóm công ty. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!