Quy định của pháp luật hình sự về tội phá rối an ninh
11:24 08/08/2019
Tội phá rối an ninh quy định tại điều 89 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người
- Quy định của pháp luật hình sự về tội phá rối an ninh
- tội phá rối an ninh
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI PHÁ RỐI AN NINH
Câu hỏi của bạn:
Quy định của pháp luật hình sự về tội phá rối an ninh
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Điều 89. Tội phá rối an ninh
- Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
- Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Chủ thể của tội phá rối an ninh
- Bất kỳ ai đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 BLHS.
Khách thể của tội phá rối an ninh
- Xâm phạm an ninh đối đối của Nhà nước, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Mặt khách quan của tội phá rối an ninh
Tội phạm được thực hiện ở hành vi kích động lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.
- Kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh. Đây là những thủ đoạn tụ tập người khác tham gia gây rối an ninh chính trị ở địa phương như tuyên truyền, rủ rê, đe dọa, mua chuộc.... nhằm tụ tập nhiều người để hô hét, cản trở giao thông, gây tình trạng lộn xộn ở địa phương.
- Chống người thi hành công vụ được thể hiện bằng các thủ đoạn như bắt người, cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Cản trở họat động của các cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện chức năng của mình dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khÔng hoạt động bình thường được.
Tội phá rối an ninh có tính chất, mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội khủng bố , tội bạo loạn thể hiện là ở tội phá rối an ninh không có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do của công dân như trong tội khủng bố và không có hoạt động vũ trang, bạo lực có tổ chức như trong tội bạo loạn mà chỉ có hành vi làm mất ổn định an ninh chính trị ở địa phương.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi kể trên.
Mặt chủ quan của tội phá rối an ninh
- Lỗi : cố ý trực tiếp
- Mục đích: chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc. đây còn là dấu hiệu để phân biệt với tội gây rối trật tự công cộng. ở tội gây rối trật tự công cộng có hành vi khách quan giống như tội này nhưng người thực hiện hành vi không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
Hình phạt của tội phá rối an ninh
- Khung 1: bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
- Khung 2: bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm với những người đồng phạm khác.
Bài viết tham khảo:
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tội cản trở giao thông đường bộ theo BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.