Phát hiện khoáng sản trong vườn người dân có được tự khai thác không
17:09 26/12/2019
Nếu trong phần đất thuộc quyền sử dụng của tôi có phát hiện khoáng sản (vàng, bạc, đá quý,...)...Có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không..
- Phát hiện khoáng sản trong vườn người dân có được tự khai thác không
- Có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không
Câu hỏi của bạn về có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không:
Xin chào luật sư!
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích có thể được tích tụ trong lòng đất, trên mặt đất. Vậy, nếu trong phần đất thuộc quyền sử dụng của tôi có phát hiện khoáng sản (vàng, bạc, đá quý,...) thì tôi có được tự khai thác không? Hay phải xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật? Mong nhận được ý kiến tư vấn của luật sư.
Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về có được khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về có được khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về có được khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không như sau:
1. Cơ sở pháp lý về có được khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không
- Luật khoáng sản 2010
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn luật khoáng sản
- Nghị định 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
2. Nội dung tư vấn về có được khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không
Theo Hiến pháp năm 2013, Tài nguyên khoáng sản là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó, khi phát hiện khoáng sản trong đất vườn nhà mình người dân cần có cách xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Khoáng sản là gì?
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở: "Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân." Đồng thời, luật khoáng sản 2010 cũng đã định nghĩa về khoáng sản như sau:
Điều 2: Giải thích từ ngữ
................................................
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Theo đó, khoáng sản là vật chất có ích thuộc sở hữu của toàn dân. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng khoáng sản được pháp luật quy định khá chặt chẽ phù hợp với chính sách bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả của nhà nước. Theo luật khoáng sản 2010, Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. [caption id="attachment_186565" align="aligncenter" width="500"] Có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không[/caption]
2.2. Có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không?
Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay, bởi khoáng sản có thể được tích tụ, chôn giấu ngay trong lòng đất hoặc trên mặt đất thuộc quyền sử dụng của người dân. Về nguyên tắc, việc khai thác khoáng sản phải được thực hiện bởi: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh và phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo điều 64 luật khoáng sản trong phạm vi sau: "Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó."
Trong đó, Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
- Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
- Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
- Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
- Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
- Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
- Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
- Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Như vậy, nếu người dân phát hiện các loại khoáng sản trên trong đất vườn nhà mình sẽ được sử dụng để phục vụ xây dựng các công trình của gia đình mà không phải xin cấp giấy phép khai thác tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài phạm vi xây dựng này cũng như đối với các khoáng sản khác, người dân phải thông báo với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Cụ thể như sau:
Theo điều 229 Bộ luật dân sự 2015, Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quyền sở hữu với vật chôn giấu, chìm đắm mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản sẽ được giải quyết theo hai hướng:
- Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Ngoài ra, theo điều 41, 44 nghị định 33/2017/NĐ-CP, Nếu người dân phát hiện khoáng sản trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của mình mà tự ý khái thác không nằm trong phạm vi chúng tôi đã phân tích trên đây thì tủy vào mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1 tỷ đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và Biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện khai thác khoáng sản; Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác...
Kết luận: Từ những phân tích ở trên ta thấy, việc tự khai thác khoáng sản chỉ được thực hiện khi khoáng sản nằm trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó. Tuy nhiên, danh mục tự khai thác chỉ là các Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định như: Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%; Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý;...Ngoài phạm vi phục vụ xây dựng trong gia đình hoặc khi phát hiện các khoáng sản khác không nằm trong danh mục trên, bạn phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. Nếu tự ý khai thác
Bài viết tham khảo:
- Hồ sơ xin giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác cát
Để được tư vấn chi tiết về có được tự khai thác khoáng sản trong vườn nhà mình không, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung