Phân chia di sản thừa kế không có di chúc theo quy định
17:03 03/01/2020
Như vậy, để phân chia di sản thừa kế không có di chúc bạn cần phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế...
- Phân chia di sản thừa kế không có di chúc theo quy định
- Phân chia di sản thừa kế không có di chúc
- Hỏi đáp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân chia di sản thừa kế không có di chúc
Câu hỏi của bạn về phân chia di sản thừa kế không có di chúc:
Kính thưa quý Luật sư! Tôi sinh năm 1976, qua định cư ở Úc năm 1990. Hiện đang có quốc tịch Úc. Cha tôi sinh năm 1950 là công dân VN. Qua Úc du lịch dài hạn do con cái bảo lãnh. Cách nay hai tuần, cha tôi bị tai biến mạch máu não. Ông nằm viện ở Úc hơn 1 tuần sau thì mất tại bệnh viện Úc. Có giấy chứng tử của Úc.
Cha tôi đã ly dị vợ hơn 10 năm. Ông bà nội (tức cha mẹ của ba tôi đã mất từ lâu). Cha tôi có 3 người con ruột: 2 người là công dân Úc, 1 người là công dân Việt nam nhưng hiện đang ở Úc và làm việc ở đó theo hợp đồng 2 năm.
Cha tôi mất đi không để lại di chúc. Ông sở hữu 1 căn nhà ở TP. HCM và đang cho một ngân hàng thuê. Trước khi mất khoảng ba năm, cha tôi có ủy quyền cho 1 người bạn và anh họ của chồng tôi đứng ra thuê và nhận tiền từ tài khoản của cha tôi, cũng như nộp thuế thay cho cha tôi vì cha tôi bị khuyết tật bởi di chứng của căn bệnh tai biến nhẹ trước đây.
Xin cho tôi hỏi thủ tục để nhận quyền thừa kế tài sản (bao gồm bất động sản và tiền thuê nhà từ bất động sản đó) như thế nào.
Tôi cần những giấy tờ nào, xin ở đâu? Cả 3 chị em tôi đều có gia đình và tất cả đang ở Úc. Hai người em của tôi (1 trai và 1 gái) đều từ chối quyền thừa kế tài sản.
Xin chân thành cám ơn quý Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư về phân chia di sản thừa kế không có di chúc
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân chia di sản không có di chúc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân chia di sản không có di chúc như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phân chia di sản không có di chúc
2. Nội dung tư vấn về phân chia di sản không có di chúc
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn mất và không để lại di chúc. Do vậy, việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp của bạn được thực hiện như sau: [caption id="attachment_187323" align="aligncenter" width="326"] Phân chia di sản thừa kế không có di chúc[/caption]
2.1. Phân chia di sản thừa kế
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc của người lập di chúc, trừ trường hợp có những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
....
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."
Trong trường hợp những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất từ chối nhận di sản, đã qua đời, bị truất quyền nhận di sản thì di sản thừa kế mới được chia cho những người thuộc hàng thừa kế sau.
Khi bố bạn mất không để lại di chúc do đó, những người được hưởng di sản thừa kế của bố bạn bao gồm 3 người con (vì bố mẹ của bố bạn đã chết trước thời điểm mở thừa kế, người vợ cũng đã ly hôn trước thời điểm mở thừa kế).
2.2. Thủ tục hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Trước tiên, vì bạn và những người thừa kế khác đều đang ở nước ngoài nên bạn phải làm thủ tục ủy quyền nhận di sản thừa kế cho người được ủy quyền tại Việt Nam. Việc ủy quyền được thực hiện tại đại sứ quán, lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống.
Để hưởng di sản thừa kế theo pháp luật cần làm theo thủ tục sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế.
Theo quy định, địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người mất. Trường hợp di sản thừa kế có bất động sản thì sẽ là nơi có bất động sản đó.
Thủ tục và hồ sơ khai tử cụ thể bạn có thể tham khảo: Thủ tục đăng ký khai tử theo pháp luật hiện hành
Bước 2: Làm thủ tục khai nhận thừa kế
Hồ sơ khai nhận thừa kế bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người để lại di sản
- Giấy mô tả di sản là nhà ở: diện tích, địa chỉ, tình trạng nhà ở… có công chứng.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người hưởng di sản có công chứng.
- Giấy khai sinh, giấy chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
Sau đó, tổ chức công chứng sẽ xác định các thông tin yêu cầu, có trách nhiệm giám định, niêm yết thông tin thừa kế và công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Vì có người thừa kế từ chối hưởng di sản thừa kế nên khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải ghi rõ và lập thành văn bản từ chối hưởng di sản tại đại sứ quán, lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống.
Bước 3: Thủ tục sang tên di sản thừa kế
Sau khi có các văn bản trên, bạn có thể làm hồ sơ để sang tên bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã nơi có đất. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đơn đăng ký biến động đất đai;
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
- Giấy chứng tử của bố bạn (bản dịch sang tiếng Việt tại cơ quan địa diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài);
- Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao chứng thực.
Như vậy, để phân chia di sản thừa kế không có di chúc bạn cần phải lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, sau đó mới làm các thủ tục để hưởng di sản thừa kế.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Phân chia di sản thừa kế không có di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Huyền Trang