• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các quy định của pháp luật về việc đình chỉ vụ án hành chính thuộc một trong những trường hợp theo luật hiện hành quy định như sau

  • Những trường hợp vụ án hành chính bị đình chỉ
  • ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Câu hỏi của bạn về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

    Thưa Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn Luật sư giải đáp như sau: Trong quy định pháp luật hiện nay, các trường hợp nào trong luật tố tụng hành chính sẽ bị Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

    Luật toàn quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

2. Nội dung tư vấn về đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

    Hiện nay, hệ thống pháp luật đang dần một hoàn thiện. Trong quá trình tố tụng, có những vấn đề xảy ra mà ở đó không đảm bảo cho việc tiếp tục thủ tục giải quyết vụ án. Bởi vậy, trong quy định hiện nay, vấn đề về các trường hợp bị đình chỉ là một trong những nguyên tắc quan trọng để giúp Tòa án dễ dàng hơn trong việc xét xử. Dưới đây là một số trường hợp được pháp luật quy định trong Luật tố tụng hành chính:

2.1 Các trường hợp bị đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

    Tại điều 143 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau

Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;

d) Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu; (được sửa đổi bổ sung khoản 7 điều 2 Luật kiểm toán nhà nước 2019)

g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

h) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.

Như vậy, luật tố tụng hành chính quy định 8 trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.  [caption id="attachment_199147" align="aligncenter" width="550"] đình chỉ giải quyết vụ án hành chính[/caption] 2.2 Trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án

Điều 141. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án 1. Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; b) Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; c) Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự; d) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan; đ) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó. 2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Tại công văn 89/TANDTC-PC Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử, Tòa án đã giải quyết một số vấn đề liên quan đến Luật tố tụng hành chính và dưới đây là một ví dụ:

“Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 đến Tòa án để lấy lời khai, nhưng vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng và không có văn bản đề nghị Tòa án xét xủ vắng mặt. Trong trường hợp này, Tòa án có được đình chỉ giải quyết vụ án không?”

Căn cứ theo điểm đ) khoản 1 điều 143 Luật tố tụng hành chính như sau:

Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án

“…đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;”

Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 135 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

Điều 135. Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được

“1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.”

    Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu mà người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần hai mà vẫn vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc không nêu được lí do chính đáng thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Tương tự như Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015 cũng quy định chi tiết về xử lý hậu quả của quyết định tạm đình chỉ vụ án hành chính hoặc đình chỉ vụ án hành chính. Cụ thể như sau: Một là, hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Điều 142. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án

1. Tòa án không xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi.

2. Khi lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 141 của Luật này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

3. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

4. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

   Hai là, hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Điều 144. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án

1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.

[caption id="attachment_199148" align="aligncenter" width="480"] Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính[/caption]  

    Kết luận: Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, trừ các thủ tục theo thủ tục tố tụng hình sự thì trong tố tụng dân sự hay tố tụng hành chính, pháp luật đã thiên về bảo vệ quyền của các bên. Như vậy, qua công văn 89/TANDTC-PC đã giải đáp một số thắc mắc liên quan đến Luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng hành chính, luật dân sự. Trên là một số quan điểm cá nhân về việc giải quyết hành vi vắng mặt của người khởi kiện tại phiên tòa xử lý vụ án hành chính. Qua những căn cứ pháp lý và luận điểm trên, hi vọng sẽ giúp bạn tìm ra lời giải cho một số vướng mắc.

Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn chi tiết về Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn luật Hành chính miễn phí gọi 19006500  để được luật sư tư vấn  hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178