• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khuyến mại mỹ phẩm: chủ thể thực hiện khuyến mại mỹ phẩm...các hình thức khuyến mại mỹ phẩm...hạn mức khuyến mại mỹ phẩm...

  • Những quy định pháp luật về khuyến mại mỹ phẩm
  • Khuyến mại mỹ phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHUYẾN MẠI MỸ PHẨM

Kiến thức của bạn: 

Khuyến mại mỹ phẩm

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về khuyến mại mỹ phẩm:

     Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khuyến mại mỹ phẩm, tuy nhiên dựa vào các lý thuyết chung về khuyến mại, chúng ta có thể rút ra được một số các vấn đề sau đây.

1. Chủ thể thực hiện khuyến mại mỹ phẩm:

     Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại mỹ phẩm gồm có hai loại:

     Một là, thương nhân tự mình thực hiện hết các hoạt động khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

     Hai là, với các trường hợp thương nhân không thể tự mình thực hiện hoạt động khuyến mại thì lúc này, thương nhân sẽ tiến hành kí hợp đồng dịch vụ với một thương nhân khác yêu cầu thương nhân này thực hiện hoạt động khuyến mại thay cho mình. [caption id="attachment_82924" align="aligncenter" width="505"]Khuyến mại mỹ phẩm Khuyến mại mỹ phẩm[/caption]

2. Các hình thức khuyến mại mỹ phẩm:

     Có nhiều cách thức khuyến mại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cạnh tranh mà mỗi thương nhân sẽ lựa chọn cho mình một cách thức khuyến mại mỹ phẩm riêng biệt:

     Thứ nhất, thực hiện khuyến mại thông qua hàng mẫu. Đây là cách thức mà thương nhân dùng mỹ phẩm là hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường thương nhân thực hiện cách thức này khi tiến hành đưa ra thị trường một loại mỹ phẩm mới hoặc mỹ phẩm đã cải tiến, hàng mẫu sẽ là mỹ phẩm đã bán hoặc đang bán trên thị trường. Ví dụ như hãng mỹ phẩm Hàn Quốc Ohui khi đưa ra thị trường dòng sản phẩm là serum mới thì khi đến showroom trong thời gian khuyến mại sẽ được dùng thử miễn phí loại serum này (sample).

     Thứ hai, thực hiện khuyến mại thông qua quà tặng. Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm mỹ phẩm của thương nhân. Mỹ phẩm làm quà tặng lúc này có thể là hàng hóa của thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa của thương nhân khác.

     Thứ ba, thực hiện khuyến mại thông qua giảm giá. Giảm giá mỹ phẩm là hành vi bán hàng trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Ví dụ với trường hợp giảm giá khuyến mại của The Face shop với sản phẩm kem chống nắng mới. Giá bình thường của sản phẩm này là 700 nghìn đồng, nhưng trong thời gian khuyến mại, giá sản phẩm được giảm 50% còn 350 nghìn đồng nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng.  

     Thứ tư, thực hiện khuyến mại thông qua bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ,phiếu dự thi. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Phiếu dự thư có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ.

     Thứ năm, thực hiện khuyến mại thông qua tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Hình thức này khá đa dạng được thực hiện dưới nhiều hoạt động khác nhau như bốc thăm, quay số trúng thưởng,... nhằm mục đích cuối cùng là thu hút sự chú ý, kích cầu tiêu dùng mỹ phẩm. Ví dụ như sự kiện cào số trúng chuyến đi du lịch Nhật Bản khi mua son Lip-ice do Vi-rohto thực hiện.

3. Hạn mức khuyến mại mỹ phẩm:

     Hoạt động khuyến mại tuy mang những lợi ích cho thương nhân cũng như người tiêu dùng nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, vì thế Luật thương mại đặt ra hạn mức khuyến mại để khống chế giá trị vật chất dùng để khuyến mại và mức giảm tối đa đối với mỹ phẩm. Theo đó thì giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị mỹ phẩm không vượt quá 50% giá của đơn vị mỹ phẩm được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại. Hạn mức không áp dụng với trường hợp khuyến mại bằng hình thức: hàng mẫu, quà tặng, bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi và bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo chương trình may rủi.

     Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng hóa (mỹ phẩm) dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hàng mẫu.

     Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không vượt quá 50% giá hàng hóa ngay trước thời gian khuyến mại. Điều này là thường thấy trong các đợt giảm giá khuyến mại mỹ phẩm tại các showroom lớn, mức giảm giá thường sẽ là “Up to 50%” (nghĩa là mức khuyến mại lớn nhất là 50%).

4. Các hoạt động khuyến mại mỹ phẩm bị cấm thực hiện:

     Để bảo đảm hoạt động khuyến mại luôn diễn ra theo đúng trật tự quy định, pháp luật đã đưa ra một số các quy định về các hoạt động khuyến mại bị cấm thực hiện nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm lợi ích người tiêu dùng trong Điều 100 Luật Thương mại 2005. Riêng đối với mỹ phẩm, chúng ta cần lưu ý một số các hành vi bị cấm sau đây:

     Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng. Đây là trường hợp khá là dễ gặp, nhất là đối với các hoạt động mua bán mỹ phẩm qua mạng online. Hình ảnh mỹ phẩm dùng để khuyến mại một kiểu, nhưng khi nhận hàng thì lại là 1 kiểu khác (khác về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi khách hàng.

     Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng. Trên thực tế, nhiều thương nhân đã lợi dụng các chương trình khuyến mại vào cuối năm để tiêu thụ các sản phẩm tồn kho, sắp hết hạn sử dụng, thậm chí là hàng giả. Bởi lẽ mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên đây là một hành vi bị cấm là vô cùng hợp lí.

     Ngoài ra còn có các hành vi bị cấm khác như hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh,... Với sự ra đời và phát triển của nhiều hãng mỹ phẩm như hiện nay, thì các quy định trên của pháp luật đã hạn chế phần nào những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như bảo đảm cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm tốt. Đối với các hành vi vi phạm trên, hiện nay đã có Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại với các hành vi vi phạm hoạt động xúc tiến thương mại, với số tiền phạt cao nhất lên đến 50 triệu đồng.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về khuyến mại mỹ phẩm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178