• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những quy định chung về hội theo quy định pháp luật: Những quy định chung về hội được quy định tại nghị định 45/2010..............

  • Những quy định chung về hội theo quy định pháp luật
  • những quy định chung về hội
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỘI

Kiến thức của bạn:

      Những quy định chung về hội từ khái niệm, nguyên tắc theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:      Chào bạn!      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn : Những quy định chung về hội từ khái niệm, nguyên tắc theo quy định pháp luật      Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định:

1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

     Những quy định chung về hội được quy định tại nghị định 45/2010:

     Khái niệm về hội được quy định cụ thể tại điều 2 nghị định này:

    1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).

    3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:

  • Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
  • Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
  • Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
  • Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

    Về nguyên tắc tổ chức hoạt động của hội được quy định cụ thể tại điều 3 nghị định này:

    Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    1. Tự nguyện; tự quản;

    2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;

    3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;

    4. Không vì mục đích lợi nhuận;

    5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

    Khi thành lập hội cần chú ý về tên, biểu tưởng, trụ sở con dấu của hội:

    1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

    2. Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về những quy định chung về hội từ khái niệm, nguyên tắc theo quy định pháp luật , quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178