Điều khoản cơ bản của trái phiếu do doanh nghiệp phát hành
15:51 04/02/2020
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu theo nghị định mới nhất là Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2019.
- Điều khoản cơ bản của trái phiếu do doanh nghiệp phát hành
- điều khoản cơ bản của trái phiếu
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN CỦA TRÁI PHIẾU
Câu hỏi của bạn về điều khoản cơ bản của trái phiếu:
Câu trả lời của Luật sư về điều khoản cơ bản của trái phiếu
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều khoản cơ bản của trái phiếu; chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều khoản cơ bản của trái phiếu như sau:
1. Căn cứ pháp lý về điều khoản cơ bản của trái phiếu
2. Nội dung tư vấn về điều khoản cơ bản của trái phiếu
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu theo nghị định mới nhất là Nghị định 163/2018/NĐ-CP; có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2019.2.1. Kỳ hạn trái phiếu
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định như sau:2.2. Khối lượng phát hành trái phiếu
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định như sau:2.3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
Khoản 3 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định:
"3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
a) Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;
b) Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;
c) Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành."
Như vậy, đồng tiền sử dụng đối với trái phiếu sẽ phụ thuộc vào thị trường phát hành trái phiếu. Nếu bạn phát hành trái phiếu tại Việt Nam thì không được sử dụng đồng tiền là ngoại tệ. [caption id="attachment_141661" align="aligncenter" width="291"] Điều khoản cơ bản của trái phiếu[/caption]
2.4. Mệnh giá trái phiếu
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định:
"4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
b) Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành."
Việc quy định mệnh giá đối với thị trường Việt Nam vẫn được xác định giống như trong Nghị định 90/2011/NĐ-CP. Đối với thị trường nước ngoài thì được quy định rõ ràng hơn về căn cứ xác định mệnh giá trái phiếu.
2.5. Hình thức trái phiếu, lãi suất danh nghĩa trái phiếu, loại hình trái phiếu
Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
"5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi;
b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng;
c) Doanh nghiệp quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Loại hình trái phiếu
a) Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;
b) Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
8. Giao dịch trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác."
Quy định về hình thức, lãi suất danh nghĩa, loại hình, giao dịch trái phiếu không có gì thay đổi so với nghị định 90/2011/NĐ-CP.
- Hình thức trái phiếu vẫn bao gồm 3 hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử
- Xác định lãi suất dựa trên hai phương thức: lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi.
- Loại hình trái phiếu vẫn bao gồm hai loại: trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi
- Trái phiếu doanh nghiệp phát hành bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư
Ngoài ra, một số điều khoản khác của trái phiếu sẽ do doanh nghiệp quyết định; được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu. như:
- Phương thức thanh toán gốc
- Lãi trái phiếu
Một số bài viết tham khảo:
- Cấp tín dụng và phát hành tín phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần
- Quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Để được tư vấn chi tiết về điều khoản cơ bản của trái phiếu; quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 19006500 để được tư vấn chi tiết; hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung