• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cước công dân gắn chip đã được triển khai thực hiện từ đầu năm 2021. Với những lý do dưới đây, người dân nên nhanh chóng đi làm CCCD gắn chip.

  • Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip?
  • Căn cước công dân gắn chip
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

       Chào Luật sư, theo như tôi được biết từ năm 2021 sẽ thay thế chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân mã vạch bằng thẻ CCCD gắn chip, vậy có phải tất cả mọi người đang sử dụng chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip không? Làm lại thẻ CCCD gắn chíp có phải làm lại các giấy tờ khác không? Cảm ơn Luật sư. 

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẻ căn cước công dân gắn chip, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thẻ căn cước công dân gắn chip như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Căn cước công dân gắn chip là gì?

      Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân bao gồm các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch,…

      Ngày 03/9/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 1368/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip sẽ được triển khai từ tháng 01/2021.

     Theo đó, xây dựng Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký Căn cước công dân tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất..

     Tổng mức đầu tư của dự án: 2.696.000.000.000 đồng

     Hiện nay trên thế giới đã có hơn 70 quốc gia sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip, nhằm thực hiện việc thu thập và quản lý thông tin cá nhân một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

2. Ai cần phải làm, đổi sang căn cước công dân gắn chip?

      Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip. Điều này là không đúng! Thực tế chỉ có những người có CMND  hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

 - Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
  • Khi công dân có yêu cầu.

- Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Làm lại thẻ CCCD có phải làm lại các giấy tờ khác không?

      Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.

      Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.

3. Lệ phí làm, cấp đổi, cấp lại căn cước cuông dân công dân gắn chip?

      Theo thông tư 59/2019/TT-BTC thì khi công dân đủ từ 14 tuổi làm thẻ căn cước công dân mới lần đầu không phải nộp lệ phí.

      Thông tư 112/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/12/2020 đã giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ứng phó dịch Covid-19.

     Một trong số đó có lệ phí cấp Căn cước công dân. Theo Điều 1 Thông tư 112, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp Căn cước công dân (CCCD) bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Theo đó, mức tiền phải nộp khi cấp lại, cấp đổi CCCD gắn chip cụ thể là:

STT Loại lệ phí Mức thu đến hết 30/6/2021 Mức thu từ 01/7/2021
1 Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD 15.000 đồng 30.000 đồng
2 Đổi thẻ CCCD khi: - Bị hư hỏng không dùng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng; - Xác định lại giới tính, quê quán; - Có sai sót về thông tin trên thẻ; - Khi công dân yêu cầu.
25.000 đồng 50.000 đồng
3 Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam 35.000 đồng 70.000 đồng

     Như vậy, khi cấp lại, cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chip trước ngày 30/6/2021 công dân được giảm 50% lệ phí cấp đổi.

4. Căn cước công dân gắn chip tích hợp nhiều thông tin?

     So với CCCD sử dụng mã vạch, Chứng minh nhân dân 09 số và 12 số, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ lượng thông tin lớn hơn.

     Theo Điều 37 Luật cư trú 2020 thông tin của công dân được thu thập và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:

Điều 37. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến quản lý cư trú
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 như sau:
“1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm;
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.”
......

      Thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp các thông tin khác

      Thẻ CCCD gắn chip được tích hợp nhiều thông tin quan trọng của công dân: Thẻ CCCD gắn chip điện tử có thể được tích hợp rất nhiều thông tin của các Bộ, ban ngành khác như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác, từ đó, có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí…

      Do đó công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây. Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.

      Khi mất thẻ CCCD người dân không phải lo vì các thông tin của mình vì mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.

5. Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip?

     Mẫu thẻ CCCD gắn chip được quy định tại Thông tư 61/2021/TT-BCA theo đó mẫu thẻ căn quy chuẩn như sau:

- Hình dáng, kích thước

     Thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm.

- Nội dung

      Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

  • Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến;
  • Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN; biểu tượng chíp; mã QR; Số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú.

       Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

  • Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; Ngày, tháng, năm; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.
  • Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái và Vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân.
  • Dòng MRZ.

- Quy cách

  • Hai mặt của thẻ Căn cước công dân in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước thẻ gồm: Bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm: Các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen;
  • Quốc huy và ảnh chân dung của công dân được in màu trực tiếp trên thẻ Căn cước công dân;
  • ....

Kết luận:

      Như vậy, thẻ căn cước công dân gắn chip được sử dụng sẽ có nhiều tính năng mới đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm nhất cho công dân,. Đồng thời, không phải tất cả công dân đều phải đổi sang căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước công dân hiện tại còn hạn sử dụng thì vẫn có giá trị sử dụng bình thường. Nếu thực hiện cấp thẻ CCCD gắn chip trước ngày 30/6/2021 thì sẽ được giảm 50% lệ phí cấp đổi, cấp lại.

6. Tình huống tham khảo: Có bắt buộc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?

      Chào Luật sư, theo tôi biết hiện tại đang thực hiện việc chuyển sang thẻ căn cước công dân gắn chip, nhưng tôi tôi đang sử dụng chứng minh nhân dân 9 số vẫn còn thời hạn sử dụng. Tôi có phải đi xin cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip không?.

    Từ năm 2021 nhiều người hiểu lầm tất cả côn dân đều phải thực hiện việc cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip. Điều này là không đúng. Theo đó những trường hợp phải làm thẻ, cấp đổi, cấp lại bằng thẻ căn cước công dân gắn chip bao gồm:

  • Khi công dân đủ từ 14 tuổi trở lên thực hiện việc cấp căn cước công dân lần đầu tiên. Thẻ căn cước công dân đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi
  • Những ai có căn cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số, 12 số đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc thẻ đã hết hạn, thuộc các trường hợp phải cấp đổi như: thay đổi thông tin, thay đổi đặc điểm nhận dạng

      Như vậy, đối với công dân đã được cấp chứng minh nhân dân 9 số và còn đang có thời hạn sử dụng, không có yêu cầu cấp lại thì chứng minh nhân dân vẫn còn thời hạn đến khi hết hạn dử dụng. Đồng thời, công dân không phải bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thẻ căn cước công dân gắn chip:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân, thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân, trường hợp bị thu hồi, tạm giữ CCCD… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về căn cước công dân gắn chip và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.    

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178