Những cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp
23:30 21/07/2019
Cơ hội lớn nhưng không loại trừ những thách thức từ hiệp định Thương mại tự do EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- Những cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp
- Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư, Vừa qua Việt Nam và EU đã hoàn thiện việc ký kết hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư. Vậy khi Việt Nam gia nhập và ký kết hiệp định này, Doanh nghiệp Việt Nam có những cơ hội và gặp phải thách thức gì trong tương lai. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:1. Cơ sở pháp lý
- Hiệp định thương mại tự do EVFTA
2. Nội dung tư vấn
Sau 7 năm đàm phán và ký kết hiệp định EVFTA và IPA Lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) đã hoàn thiện (ngày 30/6/2019) và mở ra một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và cộng đồng các nước châu Âu (EU). Luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, Công ty Luật Toàn quốc với đội ngũ chuyên viên, luật sư uy tín, nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số những cơ hội và thách thức từ hiệp định Thương mại tự do EVFTA đem lại cho doanh nghiệp?2.1. Cơ hội từ EVFTA
- Thứ nhất, về xuất khẩu, theo EVFTA, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào EU có thể được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép và nông sản được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này. - Thứ hai, về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. - Thứ ba, Môi trường đầu tư được mở rộng rõ rệt, xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU và các nước khác vào Việt Nam - Thứ tư, Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật quốc tế, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. [caption id="attachment_166585" align="aligncenter" width="476"] Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp[/caption]2.2. Thách thức từ EVFTA
Song song với các cơ hội mở ra rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp phải không ít thách thức bởi: - Thứ nhất, Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN. - Thứ hai, EU là một thị trường khó tính. Khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường...của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Do đó, hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể tiếp cận được với thị trường tại EU. - Thứ ba, Hiện nay, khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này. Do đó, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại rất lớn.- Thứ tư, song song với cơ hội được thử sức với thị trường quốc tế, mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA. Tuy nhiên, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm Chính Phủ cũng có những chính sách hỗ trợ, do đó EVFTA cũng là cơ hội, khó khăn để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bài viết tham khảo: Để được tư vấn chi tiết về Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.