Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống được không?
15:13 30/09/2017
Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống được không? “Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống”.
- Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống được không?
- Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHẬP KHẨU Ở NƠI KHÔNG THƯỜNG XUYÊN SINH SỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Con xin chào ạ
Con có thắc mắc về việc nhập lại hộ khẩu cho mẹ con .
Việc là mẹ con lấy chồng năm 2000 và chuyển về bên chồng ở nhưng không có cắt hộ khẩu. Đến nay mẹ con về lại bên ngoại ở và muốn đổi giấy chứng minh nhân dân thì coi hộ khẩu đã bị cắt nhưng không có đóng mộc. Và mẹ con đã xin giấy xác nhận, hồ sơ đã hợp lệ nhưng khi đi kiểm tra bên công an nói không cho nhập vô vì mẹ con không ở chung nhà với bà ngoại. Vì nhà đông mẹ con cất nhà trước nhà bà ngoại và nhà ở kênh nên không làm được hộ khẩu nên muốn nhập lại vô hộ khẩu gốc nhưng bên công an không cho vì lí do không ở chung với nhà ngoại. Con không hiểu tại sao không được ở chung thì không được nhập lại ạ, nếu vậy mẹ con sau đổi lại được giấy CMND ạ.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật cư trú sửa đổi 2013
- Nghị định 31/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú
Nội dung tư vấn về việc nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống
1. Xóa đăng ký thường trú là gì?
Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
Theo quy định tại điều 22 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây bị xóa đăng ký thường trú:
“a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Theo quy định trên, nếu mẹ bạn đã chuyển hộ khẩu ở nơi cư trú mới thì mẹ bạn phải làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú.
Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.
Trong trường hợp mà bị cắt hộ khẩu ở nơi cư trú có nghĩa là bạn sẽ k thuộc quản lý trực tiếp tại nơi đó nữa. Trường hợp nếu mẹ bạn thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới phải làm thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân (Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân). [caption id="attachment_54264" align="aligncenter" width="413"] Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống[/caption]
2. Nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP: “Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống”.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định. Cụm từ “thường xuyên sinh sống” chưa được giải thích cụ thể và chỉ là yếu tố định tính, dẫn tới cách hiểu và cách áp dụng ở mỗi địa phương là không giống nhau. Có nơi coi việc công dân mỗi tháng cư trú 2 - 3 tuần là thỏa mãn quy định “thường xuyên sinh sống”, nhưng cũng có nơi lại quy định công dân phải cư trú tuy không liên tục, nhưng ít nhất từ 09 tháng trở lên trong một năm mới được coi là “thường xuyên sinh sống”.
Do mẹ bạn không sống tại nhà bà ngoại nên công an đã từ chối nhập khẩu cho mẹ bạn hoàn toàn có căn cứ.
Trường hợp nếu mẹ bạn muốn đăng ký hộ khẩu tại nhà mà mẹ bạn lập ở kênh thì phải đáp ứng điều kiện về chỗ ở hợp pháp. Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:
a. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b. Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
c. Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nhập khẩu ở nơi không thường xuyên sinh sống được không?. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo: