Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp theo quy định hiện hành
15:26 02/07/2018
Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp theo quy định hiện hành, Nếu người yêu cầu giám định là người yêu cầu giám định tư pháp thì
- Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp theo quy định hiện hành
- Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, Tôi có thắc mắc mong Luật sư giúp: Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp theo quy định hiện hành được quy định như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định
Tại khoản 2 điều 21 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về người trưng cầu giám định có các nghĩa vụ sau:
2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
a) Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;
b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
d) Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;
đ) Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
Tại khoản 3 điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. [caption id="attachment_97514" align="aligncenter" width="339"] Nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định[/caption]
Như vậy theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012 thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp được xác định như sau:
Nếu người trưng cầu giám định là người yêu cầu giám định tư pháp thì họ sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp. Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định người trưng cầu giám định là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Nếu người yêu cầu giám định là người yêu cầu giám định tư pháp thì họ sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định. Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định người yêu cầu giám định tư pháp là người có quyền tự mình yêu cầu giám định, tức là họ sẽ có quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận giám định tư pháp thì họ sẽ có quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp. Theo quy định của Luật giám định tư pháp người yêu cầu giám định tư pháp bao gồm: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Bài viết tham khảo:
- Giao kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần có được không
- Điều kiện giao kết hợp đồng cộng tác viên theo quy định
Để được tư vấn chi tiết về nghĩa vụ chịu tiền tạm ứng chi phí giám định, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.