Nghĩa vụ chịu chi phí giám định theo quy định của pháp luật hiện hành
15:24 02/07/2018
Nghĩa vụ chịu chi phí giám định theo quy định của pháp luật hiện hành, Theo quy định trên ta thấy có hai đối tượng sau có thể sẽ phải chịu
- Nghĩa vụ chịu chi phí giám định theo quy định của pháp luật hiện hành
- Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, Tôi có thắc mắc mong Luật sư giúp: Nghĩa vụ chịu chi phí giám định hiện nay được quy định như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Tại điều 36 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về chi phí giám định tư pháp như sau:
Điều 36. Chi phí giám định tư pháp
Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp. [caption id="attachment_98239" align="aligncenter" width="347"] Nghĩa vụ chịu chi phí giám định[/caption]
Theo quy định trên ta thấy có hai đối tượng sau phải chịu chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp là người trưng cầu giám định và người yêu cầu giám định
- Người trưng cầu giám định được hiểu là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
- Còn người yêu cầu giám định được hiểu là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Cụ thể, người trưng cầu giám định và người yêu cầu giám định có nghĩa vụ phải chịu chi phí giám định tư pháp như sau:
+ Nếu như người trưng cầu giám định tư pháp là người yêu cầu giám định tư pháp thì người trưng cầu giám định tư pháp sẽ phải chịu chi phí giám định tư pháp.
+ Nếu người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định, tức là họ sẽ có quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận giám định tư pháp thì họ sẽ có quyền tự mình yêu cầu giám định đồng thời họ phải chịu chi phái giám định tư pháp. Theo quy định của Luật giám định tư pháp người yêu cầu giám định tư pháp bao gồm: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Bài viết tham khảo:
- Bị hại từ chối giám định thương tích thì xử lý như thế nào?
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về Nghĩa vụ chịu chi phí giám định, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.