Nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm y tế như thế nào
09:12 13/07/2019
Nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm y tế: nếu em về Nghệ An sinh con và không có giấy chuyển viện của phòng khám đa khoa tại tỉnh Đồng Nai.....
- Nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm y tế như thế nào
- nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm y tế
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHỈ THAI SẢN HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ NHƯ THẾ NÀO
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư!
Em có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An, hiện tại em đang làm việc tại một công ty ở Đồng Nai. Công ty có đóng bảo hiểm cho em, và nơi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT của em là phòng khám đa khoa tỉnh Đồng Nai. Hiện tại em đang mang bầu và dự định sắp tới sẽ về quê Nghệ An sinh con.
Em muốn hỏi luật sư, nếu em về Nghệ An sinh con và không có giấy chuyển viện của phòng khám đa khoa tại tỉnh Đồng Nai thì có được sử dụng thẻ BHYT này không. Và nếu sử dụng được thì em sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm? Vì bệnh viện huyện ở khá xa nhà nên có thể em sẽ phải sinh tại trạm xá xã, trong hai trường hợp này mức % sẽ được hưởng có khác gì nhau không ạ?
Rất mong luật sư tư vấn kỹ giùm em ạ. Vì em đã gọi tới nhiều tổng đàì tư vấn luật, tuy nhiên mỗi nơi trả lời một khác không thống nhất khiến cho em rất khó hiểu.
Chân thành cảm ơn luật sư nhiều ạ.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Luật bảo hiểm y tế 2008
- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014
- Quyết định 959/QĐ-BHXH Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nội dung tư vấn :
Vấn đề bạn muốn hỏi, Luật Toàn Quốc xin được hiểu theo nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm ý tế như thế nào để được chia thành các ý phân tích cho bạn hiểu rõ bản chất của nó. Trước hết, người lao động muốn hưởng chế độ bảo hiểm y tế, thai sản thì cần phải đảm bảo đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật, cụ thể các điều kiện như sau:
Thứ nhất, về vấn đề bạn nghỉ thai sản là chấm dứt hợp đồng luôn ở công ty hay nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Với trường hợp bạn nghỉ thai sản và chấm dứt hợp đồng ở công ty thì bạn sẽ nhận hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú.
Với trường hợp bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản thì vấn đề chế độ thai sản của bạn sẽ được công ty bạn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho bạn tại cơ quan bảo hiểm xã hội mà công ty đăng ký.
Thứ hai, khi bạn nghỉ chế độ thai sản thì cả bạn và công ty bạn không phải đóng bảo hiểm y tế cho bạn mà cơ quan bảo hiểm nơi bạn nhận hưởng chế độ thai sản sẽ đóng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.”
Theo quy định trên, thì khi bạn nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho 06 tháng thai sản.
Mà mặt khác, tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”
Theo quy định tại mục 1.8 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH cũng quy định như sau:
“1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”
Vậy trong trường hợp của bạn, khi bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản, thì bạn vẫn phải đóng bảo hiểm y tế và do cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi bạn hưởng chế độ thai sản đóng. Sau khi sinh bạn có thể làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi mà bạn cư trú đồng thời nhận thẻ bảo hiểm y tế của 6 tháng thai sản.
Khi bạn sinh bé, nếu tháng đó bạn vẫn đi làm ở công ty và tháng đó bạn vẫn đóng bảo hiểm y tế bình thường, công ty chưa báo giảm lao động thì thẻ bảo hiểm y tế bạn dùng vẫn là thẻ trước công ty cấp cho bạn. Nếu tháng đó công ty báo giảm lao động và bạn đang trong thời gian nghỉ hưởng thai sản thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ là thẻ do cơ quan bảo hiểm nơi bạn nhận hưởng chế độ thai sản cấp.
Vậy bạn có thể căn cứ vào đó để biết được nơi đăng ký bảo hiểm y tế của mình ở đâu. Và mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ căn cứ theo Luật bảo hiểm y tế 2008 và sửa đổi bổ sung 2014.
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
"1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;
d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Khoản 1 điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được Sửa đổi bổ sung như sau:
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
"1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác."
Và vấn đề chữa bệnh không đúng tuyến mức hưởng được quy định tại khoản 3 điều 22 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
"3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Căn cứ vào đây bạn có thể biết được mình được hưởng bao nhiêu phần trăm chi phí khi sinh con.
Vậy khi bạn nghỉ thai sản hưởng chế độ bảo hiểm y tế sẽ phụ thuộc vào việc bạn nghỉ vào thời gian nào và nơi bạn nhận hưởng chế độ thai sản ở đâu để biết được bảo hiểm y tế của mình đăng ký ở đâu và khi đi khám chữa bệnh là đúng tuyến hay trái tuyến.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Nghỉ thai sản được tính là tham gia BHXH có đúng không
- Nghỉ thai sản có tính vào thời gian đóng BHTN không theo quy định hiện hành