• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Nghị định hướng dẫn và quy định về các quyền sở hữu trong BLDS và luật sở hữu trí tuệ, đối tượng áp dụng theo pháp luật.

  • Nghị định 100/2006/NĐ-CP quyền tác giả liên quan, hướng dẫn Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ
  • Nghị định 100/2006/NĐ-CP
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nghị định 100/2006/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI HỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:  100/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21  tháng  9  năm  2006

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Điều 2: Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan. Điều 3: Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

  1. Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  2. Bảo hộ quyền liên quan là bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn; các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được quy định tại Điều 745, 746, 747 và Điều 748 của Bộ luật Dân sự  và Điều 29, 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ.
[caption id="attachment_119512" align="aligncenter" width="359"]Nghị định 100/2006/NĐ-CP Nghị định 100/2006/NĐ-CP[/caption] Điều 4: Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  1. Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết.
  2. Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
  3. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.
  4. Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.
  5. Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.
  6. Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.
  7. Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình.
..... Tải toàn bộ chi tiết văn bản tại: Nghị định 100/2006/NĐ-CP      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:      Để được tư vấn chi tiết về Nghị định 100/2006/NĐ-CP quyền tác giả liên quan, hướng dẫn Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7:19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178