Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì theo quy định của pháp luật
21:56 13/05/2018
Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì, Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì theo quy định của pháp luật
- Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì
Kiến thức của bạn:
Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau khi đáp ứng đủ điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính." [caption id="attachment_85427" align="aligncenter" width="445"] Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì[/caption]
Như vậy, để được công nhận là vợ chồng hợp pháp thì nam, nữ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn;
Pháp luật có những quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ, cụ thể: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Chẳng hạn: A (giới tính nữ) sinh ngày 16/3/1999. A được coi là từ đủ 18 tuổi trở lên được tính từ ngày 16/3/ 2017. Sau ngày 16/3/2018 thì A đáp ứng được điều kiện kết hôn về độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về ý chí tự nguyện kết hôn
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Tự nguyện kết hôn ở đây được hiểu là sự thống nhất giữa ý chí mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng của một người với người khác và việc thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Không một ai được phép tác động đến mỗi bên nam nữ khiến họ phải ra quyết định kết hôn với người khác dù không mong muốn.
Thứ ba, điều kiện về năng lực hành vi dân sự;
Nam, nữ muốn kết hôn với nhau thì cả hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi và bị Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
Thứ tư, việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật
Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 bao gồm:
- Kết hôn giả tạo: Đây là trường hợp nam, nữ kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình, gắn bó lâu dài với nhau mà nhằm mục đích khác như hưởng chế độ ưu đãi, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài,…
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Hiện tượng “tảo hôn” thường xảy ra ở những nơi vùng sâu, vùng xa với đối tượng phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá còn hạn chế;
Cưỡng ép kết hôn là việc đe doạ, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn;
Lừa dối hôn nhân được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn;
Cản trở kết hôn là việc đe doạ, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Thứ năm, hai bên trong quan hệ kết hôn phải không cùng giới tính;
Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm việc kết hôn cùng giới tính. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã sửa đổi quy định trên từ việc cấm chuyển sang không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để quan hệ hôn nhân được công nhận là hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, nam, nữ muốn xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp thì phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện về kết hôn nếu ở trên theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Chưa ly hôn nhưng vẫn kết hôn thì có vi phạm pháp luật
- Điều kiện để xét lý lịch kết hôn với công an theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về Muốn kết hôn cần có những điều kiện gì, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.