Mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
17:21 24/10/2018
Mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm... được quy định như sau:
- Mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
- vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM
Câu hỏi của bạn về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm:
Mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Câu trả lời về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm như sau:
1. Cơ sở pháp lý về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm:
2. Nội dung tư vấn về mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm:
Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
2.1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
2.2 Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện thông báo lô sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, kịp thời về số lượng sản phẩm của lô sản phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
- Không tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp xử lý lô sản phẩm không bảo đảm an toàn;
- Báo cáo không chính xác về lô sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
2.3 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn không phù hợp quy định của pháp luật hoặc không đúng nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [caption id="attachment_130047" align="aligncenter" width="450"] vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm[/caption]
2.4 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện sản phẩm của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng mà không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hoặc có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố.
2.5 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
2.6 Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi buôn bán sản phẩm hoặc lô sản phẩm đã có thông báo ngừng, tạm ngừng lưu thông hoặc quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.7 Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;
- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
2.8 Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
- Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Bài viết tham khảo:
- Mức phạt vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Hình thức xử phạt VPHC về an toàn thực phẩm và các biện pháp khắc phục hậu quả;
Để được tư vấn chi tiết về về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.