Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017
17:14 03/12/2018
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017
- Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017
- Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Câu hỏi của bạn về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017
Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước:
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
2. Nội dung tư vấn về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước:
Vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước được quy định tại Điều 31 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, cụ thể:
2.1 Trường hợp mua tài sản công
Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2.2 Phương thức mua sắm tài sản công
- Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
- Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
- Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2.3 Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2.4 Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.
- Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2.5 Trình tự ra quyết định và nội dung của quyết định mua tài sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc mua sắm tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị mua sắm tài sản không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết mua sắm, sự phù hợp của đề nghị mua sắm với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trong trường hợp việc mua sắm tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Nội dung chủ yếu của Quyết định mua sắm tài sản gồm:
- Tên cơ quan nhà nước được mua sắm tài sản;
- Danh mục tài sản được mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí);
- Phương thức mua sắm;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2.6 Việc bố trí dự toán ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định này.
Bài viết tham khảo:
- Quy định về vấn đề công khai tài sản công theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Quy định về vấn đề phân loại tài sản công theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.