• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?..Sở giao dịch hàng hóa 2020 là trung tâm trung gian....

  • Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá 2020
  • Sở giao dịch hàng hóa 2020
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Sở giao dịch hàng hóa 2020

Câu hỏi của bạn về sở giao dịch hàng hóa 2020:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?

      Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về sở giao dịch hàng hóa 2020:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về sở giao dịch hàng hóa 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về sở giao dịch hàng hóa 2020 như sau:

1. Cơ sở pháp lý về sở giao dịch hàng hóa 2020

2. Nội dung tư vấn về sở giao dịch hàng hóa 2020

     Thông thường, chúng ta thường tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa đang hiện hữu như: Mua ô tô, xe máy, bánh kẹo, tivi,...Những giao dịch này khá đơn giản và mang tính cụ thể. Tuy nhiên, có những hàng hóa chưa được hình thành hay nói cách khác là hàng hóa hình thành trong tương lai. Đối với những giao dịch dạng này, các bên có thể thực hiện tại sở giao dịch hàng hóa. Vậy, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào? căn cứ luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Hàng hóa được phép mua bán qua sở giao dịch hàng hóa

     Theo luật thương mại 2005, Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Vậy, những hàng hóa nào được phép mua bán qua sở giao dịch hàng hóa. Khoản 26 điều 1 nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định như sau:

1. Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.

2. Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày. Hồ sơ được gửi về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.

     Như vậy, hàng hóa bị cấm kinh doanh đương nhiên không được mua bán qua sở giao dịch hàng hóa. Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Ngoài ra, đối với những hàng hóa bình thường thì sở giao dịch hàng hóa cũng phải thông báo với Bộ Công thương. [caption id="attachment_188486" align="aligncenter" width="425"] Sở giao dịch hàng hóa 2020[/caption]

2.2. Quy định về thực hiện hợp đồng qua sở giao dịch hàng hóa

     Theo quy định tại Điều 64 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá được quy định như sau:

     - Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

     - Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.

     - Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

      Phương thức thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định tại điều 41 nghị định 158/2006/NĐ-CP, cụ thể:

      - Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:

  • Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
  • Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.

     - Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:

  • Thực hiện quyền chọn theo các phương thức như hợp đồng kỳ hạn trên;
  • Không thực hiện quyền chọn.

     Trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ Sở Giao dịch hàng hóa.

      Như vậy, trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, Sở giao dịch hàng hóa trở nên hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư do việc bù trừ các vị thế mua/bán được  thực hiện hàng ngày, đảm bảo tối ưu hóa dòng vốn đầu tư khi giao dịch mua/bán bù trừ ngay trong ngày, có lợi hơn hẳn so với giao dịch chứng khoán. Theo đó, ngăn chặn rủi ro thanh toán xảy ra ngay khi có nhà đầu tư mất thanh khoản, đảm bảo hỗ trợ cho các thành viên một cách an toàn và linh động.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Sở giao dịch hàng hóa 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178