• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ly hôn khi không có tin tức gì của chồng hoàn toàn khó khăn về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này.

  • Ly hôn khi không có tin tức gì của chồng
  • Ly hôn khi không có tin tức gì của chồng
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LY HÔN KHI KHÔNG CÓ TIN TỨC GÌ CỦA CHỒNG

Tóm tắt câu hỏi của bạn:

      Chào luật sư,

     Em là kế tóan có HKTT tại Ialy- chư pah- gia lai, chồng em làm kỹ sư khảo sát địa chất công trình có HKTT tại Xóm Đồng- thôn Non- Thanh lưu - Thanh Liêm - Hà Nam. Chúng em kết hôn năm 2010 và do mâu thuẫn, ghen tuông ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và công việc nên tụi em  ly thân từ khoảng tháng 7 năm 2013( khi đó vợ chồng em đang sống ở vũng tàu) đến nay hơn 3 năm.

     Nhưng vấn đề là hơn 3 năm nay vợ chồng em không liên lạc, không biết tin tức gì của nhau, anh ấy làm gì ở đâu em không biết, giấy tờ như CMND, Hay HKTT của anh em cũng không giữ cái gì chúng em chỉ có giấy Đăng ký kết hôn. Em chỉ biết nguyên quán anh ở địa chỉ đã nêu trên và giờ ba mẹ, họ hàng vẫn ở đó.

     Mới đây em có liên lạc được với bé em chồng hỏi thăm để liên hệ với anh ấy giải quyết ly hôn thì em chồng em nói hiện nay anh ấy không biết ở đâu, làm gì nữa, lâu nay anh không về nhà. Bé em chồng chỉ nói 2, 3 năm trước mọi người thấy chồng e trở nên nát rượu, rồi có vẻ thần kinh không ổn định nữa. Nhưng hơn 1 năm nay anh ấy làm gì ở đâu không ai biết người nhà cũng không biết tìm ở đâu.

     Vậy em mong luật sư tư vấn cho với trường hợp ly hôn đơn phương của em thì em phải làm thế nào khi em không có giấy tờ phía chồng, mà tung tích của chồng cũng có khả năng địa phương cũng khó xác nhận. Em phải gửi đơn về cấp tòa án nào, ở đâu? Thời gian có thể để xác nhận, giải quyết việc ly hôn đơn phương của em. Vì điều kiện kinh tế, địa lý, công việc tòa có thể giải quyết ly hôn vắng mặt cho em không? Phí cho việc giải quyết ly hôn này khoảng bao nhiêu? 

     Ngoài ra em cũng đang suy nghĩ tới trường hợp tòa yêu cầu có mặt, đi lại giải quyết có khi rất tốn kém mà điều kiện kinh tế em lại khó khăn. Luật sư có thể tư vấn nếu buộc phải nhờ luật sư trợ giúp thì em nên tìm luật sư tại gia lai (nơi cư trú) hay luật sư tại Hà Nam thì tiết kiệm chi phí hơn và chi phí thuê luật sư đại diện giải quyết chọn gói là bao nhiêu cho trường hợp của em. ( Chúng em không có nhà cửa,đất đai hay  tài sản chung, không tranh chấp, con do em nuôi, trợ cấp không cần hoặc tự nguyện).

     Em xin cảm ơn và mong sớm nhận tư vấn hồi đáp.

Câu trả lời  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

     Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

     Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại bạn và gia đình nhà chồng đều không biết địa chỉ của chồng ở đâu. Nên việc bạn muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương hoàn toàn khó khăn về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này. Để giải quyết được vấn đề ly hôn, trước tiên bạn cần tiến hành thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt chồng bạn tại nơi mà anh ý đăng ký hộ khẩu thường trú (tại Xóm Đồng- thôn Non- Thanh lưu - Thanh Liêm - Hà Nam).

     Điều 74, BLDS 2005 quy định về việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú như sau: “Khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của Bộ luật này.”

  [caption id="attachment_12033" align="aligncenter" width="250"]Ly hôn khi không có tin tức gì của chồng Ly hôn khi không có tin tức gì của chồng[/caption]

     1. Nộp đơn yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú:

     Đơn yêu cầu  có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện và phải có những nội dung chính sau: (Theo Điều 362 BLTTDS)

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

     Gửi kèm theo đơn yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có chứng cứ để chứng minh là người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên (Đ 381, BLTTDS 2015).

     Như vậy trong trường hợp này của bạn, gia đình nhà chồng bạn đã không có tin tức của chồng bạn được 1 năm và đã đủ điều kiện về mặt thời gian để bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân làm thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

     2. Yêu cầu tuyên bố mất tích

     Sau khi tiến hành thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú nếu vẫn không có tin tức gì của chồng bạn thì bạn phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng bạn mất tích.

    *Điều kiện để tuyên bố một người mất tích

     Điều 78, BLDS 2005 quy định về việc tuyên bố một người mất tích như sau: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

     Về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích bạn có thể tham khảo tại bài viết:

        Thủ tục tuyên bố một người mất tích.

    3. Đơn phương ly hôn

     Khoản 2 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:  “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Vậy khi bạn có yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ giải quyết cho bạn ly hôn sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích.

     *Hồ sơ đơn phương ly hôn

  • Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu)
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao – chứng thực)
  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
  • Quyết định tuyên bố một người mất tích
  • Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có)

     *Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương: 4-6 tháng

     *Án phí: 200.000 đồng

       4. Nguyên đơn trong vụ án ly hôn có được ủy quyền tham gia tố tụng không?

     Căn cứ vào khoản 4, điều 85, BLTTDS 2015 quy định như sau: “ Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

     Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”

    Điều 227, BLTTDS 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo đó, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nguyên đơn phải có mặt; trường hợp nguyên đơn vắng mặt thì hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

    Khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng (căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép) thì nguyên đơn vắng mặt bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

     Như vậy, trường hợp bạn là nguyên đơn trong vụ án ly hôn nên không thể ủy quyền cho người khác mà phải tự mình tham gia tố tụng. Trong trường hợp tòa án đã triệu tập hợp lệ mà bạn không thể tham gia phiên tòa vì lý do chính đáng thì có thể làm đơn đề nghị và các tài liệu chứng minh lý do chính đáng để xin hoãn phiên tòa gửi tới tòa án nhân dân đã thụ lý vụ án để thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét và quyết định hoặc bạn có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt bạn.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178