Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
11:27 13/09/2017
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người
- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
- luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật số 35/2009/QH12 về việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có nội dung như sau:
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- |
Số: 35/2009/QH12 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2009 |
LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Điều 2. Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. 2. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này.
Điều 4. Quyền yêu cầu bồi thường 1. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này. 2. Trong quá trình khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Toà án giải quyết việc bồi thường.
Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường 1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này là 02 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này. 2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. 3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính đã xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và có thiệt hại thực tế mà việc bồi thường chưa được giải quyết thì thời hiệu yêu cầu bồi thường được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này. [caption id="attachment_51667" align="aligncenter" width="299"] Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước[/caption]
Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường 1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây: a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại. 2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây: a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại. 3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây: a) Do lỗi của người bị thiệt hại; b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Điều 7. Nguyên tắc giải quyết bồi thường
Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
- Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại
- Người bị thiệt hại có quyền sau đây:
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại
- Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có quyền sau đây:
…………………………………………………………………………
Bạn có thể xem chi tiết Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại:
Trên đây là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn luật hành chính
- Tư vấn thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô, xe máy
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178