• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hợp đồng thử việc là gì? hợp đồng đào tạo là gì? thời gian thử việc, đào tạo là bao lâu? làm thể nào để phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc

  • Làm thế nào để phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc
  • phân biệt hợp đồng
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO VỚI HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

     

Chào luật sư tôi đang có thắc mắc về việc hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc có điểm gì khác nhau? Có những căn cứ nào để phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc là gì?

      Trước khi bắt đầu một mối quan hệ có tính lâu dài và bền vững của người lao động đối với người sử dụng lao động. Đây là tiền đề quan trọng để người sử dụng lao động quyết định chọn lựa bạn có phù hợp với công việc và nhận bạn vào làm việc hay không. Hai loại hợp đồng này được ký kết dựa trên ý chí, sự thoả thuận của các bên gồm người sử dụng lao động và người lao động.  

     Hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc là những loại hình gần như có mối quan hệ mật thiết với người lao động. Tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa hai loại hợp đồng này đồng nhất với nhau. Với tư cách là một chủ thể tham gia vào quan hệ lao động thì việc phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc là điều hết sức cần thiết. 

2.  Phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc

     Để phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc với nhau ta cần nhìn trên những phương diện như: Khái niệm, nguyên nhân ký kết, tính chất của hợp đồng, thời gian, nội dung, mức lương, số lần kí kết và kết thúc thời hạn hợp đồng. Căn cứ vào pháp luật hiện hành ta có bảng như sau:

  Hợp đồng thử việc  Hợp đồng đào tạo 
Khái niệm 

Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó. Hình thức của hợp đồng thử việc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nó có thể là một bộ phận của hợp đồng lao động.

 

Là hợp đồng được ký kết khi người lao động và người sử dụng lao động có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp hoặc đào tạo lại để phục vụ nhu cầu cho công việc nên khi có nhu cầu đào tạo và có sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì có thể tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo. HÌnh thức của hợp đồng đào tạo là văn bản. ( Điều 62 bộ luật lao động 2012)

Nguyên nhân ký kết hợp đồng  Khi doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc làm thử thì các bên phải giao kết Hợp đồng thử việc.  Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc, hoặc có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo. 
Tính chất của hợp đồng Là thời gian thử thách người lao động, có đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay không.  Là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy.
Thời gian     Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
  •  Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  •  Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

( Điều 27 BLLĐ 2012 )

  • Do 2 bên thỏa thuận
Nội dung 
  •  Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

  (Điều 23 BLLĐ 2012.)

  •  Nghề đào tạo;
  • Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
  • Chi phí đào tạo;
  • Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
  • Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

 ( Điều 62 BLLĐ 2012)

Phạm vi giao kết hợp đồng  Không giao kết hợp đồng thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ

(Điều 26 BLLĐ 2012)

  •  không có 
Số lần kí kết hợp đồng  Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc một lần. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

( Điều 27 BLLĐ 2012 )

  • Do thỏa thuận giữa hai bên
Tiền lương  Ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

 ( Điều 28 BLLD 2012 )

  • Do thoả thuận giữa hai bên
Kết thúc thời hạn hợp đồng  Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

(  Điều 29 BLLĐ 2012 )

Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định

 ( Điều 61 BLLĐ 2012 ) 

Lưu ý  Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động  Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

      Như vậy hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc là những loại hình có mối quan hệ mật thiết với người lao động gần như  hợp đồng lao động . Đây là cũng là tiền đề cho người lao động và người sử dụng lao động hướng đến một mối quan hệ lâu dài và có tính ổn định là hợp đồng lao động.

     Đối với hợp đồng thử việc, người  sử dụng lao đông phải thông báo kết quả thử việc tới người lao động. Sau khi kết thúc thời gian thử việc người lao động đạt yêu cầu đã đặt ra thì buộc người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động.

     Đối với hợp đồng đào tạo theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động quy định thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề thoả thuận về việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận.
     Tuy nhiên trong một số trường hợp mà sau khi đào tạo, dạy nghề xong Công ty không nhận người lao động vào làm việc:

  • Trường hợp 1:Trong hợp đồng đã thỏa thuận về trách nhiệm của Công ty nếu Công ty không nhận người lao động sau khi đào tạo dạy nghề xong thì việc bồi thường, trách nhiệm của Công ty với bạn sẽ căn cứ theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Trường hợp 2: hai bên không có thỏa thuận về trường hợp sau đào tạo dạy nghề công ty không nhận người lao động vào làm thì Công ty sẽ phải tự chịu rủi ro đối với việc đào tạo của mình, bạn cũng không phải hoàn lại chi phí đào tạo, dạy nghê cho Công ty.  

[symple_box color="blue" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]

3. Tình huống tham khảo

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi hiện nay được thử việc tối đa là bao nhiêu lâu? Do tôi không nắm rõ quy định về thời gian này nên rất mong được Luật sư tư vấn cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại điều 27 Bộ luật lao động 2012:

Điều 27. Thời gian thử việc Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

     Như vậy, hiện nay theo quy định của pháp luật thì thời gian thử việc sẽ phụ thuộc vào công việc được thử. Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa là 60 ngày; Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thời gian thử việc tối đa là 30 ngày; Đối với công việc khác thời gian thử việc tối đa là 6 ngày. Tùy thuộc vào từng công việc làm thử để thử việc người lao động theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phân biệt hợp đồng

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chủ thể, thời lượng, thời gian, nội dung hợp đồng, tiền lương….  và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc như: Soạn thảo hợp đồng đào tạo, hợp đồng thử việc, bảo vệ quyền lợi cho bên yêu cầu, tư vấn phán lý, soạn thảo hồ sơ đòi bồi thường chi phí đào tạo,…

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178