• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Không ký hợp đồng lao động nghỉ việc có phải thông báo trước không?.........thử việc.....nhân viên chính thức.....đóng bảo hiểm xã hội....

  • Không ký hợp đồng lao động nghỉ việc có phải thông báo trước không
  • không ký hợp đồng lao động
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Em chào anh(chị ). Em có 1 vấn đề thắc mắc, kính mong anh(chị )giải đáp giúp em. Em là sinh viên mới ra trường, xin làm phiên dịch ở 1 công ty của Trung quốc. Khi em đến phỏng vấn, bên công ty bảo sẽ thử việc 2 tháng, sau 2 tháng nếu làm tốt thì sẽ được nhận vào làm chính thức và tham gia các chế độ bảo hiểm và phúc lợi khác. Trong thời gian thử việc cũng không có hợp đồng, đến sau 2 tháng cũng không ký hợp đồng lao động chính thức. Tính đến thời điểm hiện tại thì em làm ở đây được gần 5 tháng rồi ạ . Bây giờ em muốn xin nghỉ việc, thì họ yêu cầu báo trước 1 tháng. Em bảo không ký hợp đồng lao động thì họ nói là đã đóng bảo hiểm cho em nên em phải báo trước. Em mong anh(chị ) giải đáp cho em về việc xin nghỉ có phải báo trước hay không , và nếu nghỉ thì bảo hiểm giải quyết thế nào ạ .

       Em xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

       Chào bạn!

      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     1.Cơ sở pháp lý:

      2.Nội dung tư vấn

       Thứ nhất, Hợp đồng thử việc

      Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. (K1, Đ 26, Bộ Luật lao động)

        Như vậy, việc có ký kết hợp đồng thử việc hay không hoàn toàn do sự thỏa thuận của bạn và Công ty. Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải giao kết hợp đồng thử việc.

        Thứ hai, Thời gian thử việc

     Điều 27 Bộ luật lao động quy định như sau:

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.[/symple_box]

      Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần  đối với một số công việc và bảo đảm các điều kiện sau.

  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

      Theo bạn trình bày thì bạn đang làm công việc phiên dịch cho một Công ty Trung Quốc. Đây là một công việc cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Do vậy, thời gian thử việc đối với công việc này là không quá 60 ngày theo quy định của pháp luật.

       Thứ ba, tiền lương trong thời gian thử việc

       Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

       Thứ tư, kết thúc thời gian thử việc

     Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, về nguyên tắc, sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo đó, khi hết thời gian thử việc mà công ty không ký  hợp đồng lao động với người lao động, người lao động cũng không được thông báo kết quả thử việc và vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, thì người lao động đương nhiên được làm việc chính thức.

      Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về trường hợp vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc thì được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động nào và trong thời hạn bao lâu?

      Do đó, phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại nào, dùng thông tin này làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc. Trong trường hợp của bạn, không có hợp đồng thử việc, bạn có thể căn cứ vào những thỏa thuận của 2 bên.

       Trong trường hợp của bạn, dù không ký hợp đồng lao động thì bạn vẫn mặc nhiên là nhân viên chính thức. Việc bạn xin nghỉ thì phải báo trước theo điều điều 37 của bộ luật lao động 2012, nếu bạn tự ý nghỉ công ty không báo trước thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ của người lao động theo điều 43 của bộ luật lao động 2012 cụ thể là không được trợ cấp thôi việc, bị phạt nửa tháng lương và một khoản tiền tương ứng với số ngày bạn không báo trước, và nếu công ty có chi trả chi phí đào tạo cho bạn thì bạn phải hoàn trả lại cả số tiền đó nữa.

       Thứ năm, về vấn đề bảo hiểm xã hội

       Về vấn đề công ty đóng bảo hiểm cho bạn mà bạn không biết, vì bạn không nói rõ và cụ thể là công ty đóng cho bạn khi nào, nên không xác định được vấn đề công ty không thông báo cho bạn là sai hay đúng. Nhưng thực tế là nếu công ty đóng bảo hiểm xã hội cho bạn, thì chắc chắn tiền lương mỗi tháng bạn sẽ bị cắt giảm một phần, vì theo quy định pháp luật người lao động phải đóng 8% mức lương cơ sở, như thế chắc chắn bạn sẽ phải biết sau khi nhận lương. Nếu như công ty đóng bảo hiểm xã hội cho bạn rồi, khi bạn nghỉ việc ở công ty bạn chỉ cần thông báo để công ty chốt sổ bảo hiểm và xin rút sổ bảo hiểm ở công ty là được. Dù bạn nghỉ việc không đúng với pháp luật thì bạn vẫn được rút sổ bảo hiểm xã hội.      Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về không ký hợp đồng lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178