Khi người sử dụng lao động không giải quyết được bắt buộc phải cho người lao động thôi việc ?
10:25 17/06/2019
Người lao động thôi việc do người sử dụng lao động bắt buộc phải cho người lao động thôi việc...cắt giảm nhân viên, do thay đổi cơ cấu tổ chức..........
- Khi người sử dụng lao động không giải quyết được bắt buộc phải cho người lao động thôi việc ?
- bắt buộc phải cho người lao động thôi việc
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Khi người sử dụng lao động không giải quyết được bắt buộc phải cho người lao động thôi việc ? Kiến thức của bạn:
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà bắt buộc phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Bộ luật lao động Câu trả lời: Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn :Theo quy định tại khoản 1 điều 44 của Bộ luật lao động 2012, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà bắt buộc phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này, đó là cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Doanh nghiệp phải chứng minh được việc đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải tiến hành giải thể một số bộ phận. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải thực hiện đúng thời hạn báo trước, trong trường hợp này là 45 ngày đối với loại hợp đồng không xác định thời hạn.
Điều luật cũng quy định: Khi cần cho nhiều người lao động thôi việc theo khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi trao đổi và nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại khoản 3 điều 44 Bộ luật lao động. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết. Tại điều 48 của Bộ luật lao động quy định nhu sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Bài viết tham khảo:
- Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm tại Việt Nam
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo quy định