• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định của BLDS 2015. Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên

  • Hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định của BLDS 2015
  • hợp đồng vận chuyển hành khách
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

   Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hành khách như: Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì; Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách; Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách; Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách,... Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì?

     Theo quy định tại  Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển sẽ chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển.

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển hành khách

  • Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng song vụ. Theo đó, các bên trong hợp đồng có quyền và nghĩa vụ tương đương nhau - quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách có tính đền bù. Vận chuyển hành khách là một loại hình kinh doan có điều kiện, trong đó tiền mua vé là lợi ích về mặt vật chất mà bên vận chuyển muốn đạt được.
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng ưng thuận. Vì khi các bên thỏa thuận xong các nội dung cơ bản của hợp đồng, thì nó đã có hiệu lực pháp luật. Điều này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

3. Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách

     Pháp luật không yêu cầu một hình thức bắt buộc nào đối với hợp đồng vận chuyển hành khách mà cho các bên tự do thỏa thuận. Theo đó, hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

     Trường hợp được xác lập bằng hành vi cụ thể thì vé chính là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách

 4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển:

  • Bên vận chuyển có quyền yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định
  • Bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở khách hàng trong các trường hợp sau:

     - Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, gây cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có những hành vi không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, trường hợp điều lệ vận chuyển có quy định

   - Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển nhận thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình

   - Từ chối để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan

  • Nghĩa vụ chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không  chở vượt quá trọng tải
  • Nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho hành khách theo quy định 
  • Nghĩa vụ bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận
  • Nghĩa vụ chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình
  • Nghĩa vụ hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

  4.2. Quyền và nghĩa vụ  của hành khách:

  • Quyền yêu cầu được bên vận chuyển chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
  • Quyền được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
  • Quyền nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.
  • Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
  • Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định
  • Nghĩa vụ trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
  • Nghĩa vụ có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
  • Nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

     Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách

     Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách là việc một trong các bên dừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích cho bên còn lại, pháp luật chỉ cho phép các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

     Đối với bên vận chuyển, một số trường hợp có thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng bao gồm:

  • Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định

  • Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình

  • Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

     Đối với hành khách, một số trường hợp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ về:

  • Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải
  • Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng tặng cho tài sản, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178