• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại là một trong số những nghiệp vụ của doanh nghiệp nhằm phát sinh lợi nhuận..

  • Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại
  • Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Câu hỏi của bạn về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

Kính gửi Luật sư!

Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi pháp luật có quy định như thế nào về việc ủy thác mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại theo pháp luật hiện hành?

Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

1. Cơ sở pháp lý về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

2. Nội dung tư vấn về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

    Hoạt động ủy thác hàng hóa là hoạt động thương mại xảy ra khá phổ biến trong kinh doanh thương mại, có thể do một số lý do nào đó mà người ủy thác cần một người khác (gọi là bên nhận ủy thác) đứng ra thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên ủy thác. Việc ủy thác hàng hóa do hai bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở tự nguyện.

2.1. Chủ thể tham gia hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

   Theo Điều 155, Luật thương mại 2005:

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

   Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. Các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận và theo quy định tại các Điều 162, 163, 164 và 165 Luật Thương mại 2005. [caption id="attachment_143988" align="aligncenter" width="517"]Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa[/caption]

2.2. Hợp đồng ủy thác: 

   Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 159, Luật thương mại 2005). Nội dung uỷ thác không được trái với quy định của pháp luật. Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.

   Về bản chất, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có thể được xem là một giao dịch dân sự đặc thù liên quan đến việc mua bán hàng hóa. Việc xác lập hợp đồng uỷ thác trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận nhằm đề cao tinh thần thiện chí hợp tác trong việc thực hiện cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

   Khi thực hiện công việc mua bán hàng hoá theo nội dung uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhân danh chính mình trong quan hệ với người thứ ba. Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa bên nhận ủy thác với khách hàng mang lại nghĩa vụ pháp lý cho bên nhận ủy thác, kể cả trong trường hợp khi ký hợp đồng bên nhận ủy thác nêu danh bên ủy thác hay khi bên ủy thác trực tiếp thực hiện một số nghĩa vụ hợp đồng. Bên uỷ thác chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm với người thứ ba khi bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

2.3. Hàng hóa ủy thác:

   Điều 158, Luật thương mại 2005 quy định:

Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán.

   Pháp luật không quy định chi tiết về những loại hàng hóa được phép ủy thác mua bán, điều này không có nghĩa là mọi hàng hóa cho dù được luật pháp quy định hợp pháp đều có thể được ủy thác mua bán. “Hàng hóa hợp pháp” trong từng trường hợp cụ thể có thể được phép hoặc không được phép. Có thể vì lí do nào đó, hàng hóa được ủy thác mua nhưng không được tiếp nhận để bán. Việc này sẽ gây khó khăn cho người nhận ủy thác trong việc thanh lý hợp đồng cũng như các chi phí trong việc vận chuyển, việc không quy định cụ thể này dễ khiến người nhận ủy thác gặp khó khăn khi thực hiện việc ủy thác mua bán hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Chuyên viên: Thảo Ngân    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178